Nỗi khổ của người mắc bệnh viêm xoang

Lúc nào cũng mang theo khăn giấy và cảm giác khó chịu vì sụt sịt suốt ngày là nỗi khổ của những người bị các bệnh lý liên quan đến xoang mũi. Thậm chí, những người làm công việc phải giao tiếp hoặc tham dự các hội nghị quan trọng cũng rất khổ sở khi cứ phải hỉ mũi khìn khịt vì không thể nào ngăn được dịch mũi chảy ra.

 Điều trị viêm xoang không dùng thuốc

Theo bác sĩ đông y khuyến cáo điều trị bổ khí cố biểu, khu phong tán hàn, thanh nhiệt giải độc và dưỡng âm. Cụ thể bài thuốc xông mũi: trái bồ kết nướng vàng, tán bột, thổi vào mũi hai bên, trị nghẹt mũi. Hoặc hạt trái nhãn đốt lên khói, xông khói 2 mũi, trị chảy mũi.

Châm cứu (huyệt tại chỗ, huyệt hội toàn thân, huyệt theo kinh bệnh) và xoa bóp, bấm huyệt.

bệnh viêm xoang

Chuyên gia tai mũi họng phân tích, trung bình mỗi ngày có khoảng 15.000 lít không khí được hít vào mũi, luồng không khí này thường xuyên chứa bên trong bụi, khói, chất ô nhiễm, dị nguyên, vi khuẩn, siêu vi… có hại cho cơ thể.

Phần lớn các chất có hại này bị giữ lại trong lớp chất nhày phủ lên trên niêm mạc mũi – xoang để được đưa ra sau, về phía vòm họng rồi được nuốt xuống và bất hoạt, tiêu hủy trong dạ dày. Lớp chất nhầy còn cung cấp độ ẩm và làm ấm luồng không khí hít vào để khi đến phổi hiện tượng trao đổi ô xy diễn ra thuận lợi hơn.

Tư vấn trực tuyến 

Như vậy, niêm mạc vùng mũi xoang không những làm việc điều hòa, thanh lọc luồng không khí hít vào mà còn đóng vai trò như một tiền đồn bảo vệ phổi khỏi những tác nhân có hại giúp phổi cũng như cơ thể khỏe mạnh. Khi môi trường không khí thường xuyên bị ô nhiễm, thì niêm mạc mũi dễ bị tổn thương tạo điều kiện cho bệnh viêm xoang phát sinh và phát triển.

Khi bệnh viêm xoang kéo dài thì gọi là viêm xoang mạn, thường khó khỏi. Việc điều trị chỉ mang lại sự ổn định các triệu chứng, giảm hoặc hết bệnh trong một thời gian, giảm số lần tái phát sau điều trị, cải thiện chất lượng sống của bệnh nhân.

Viêm xoang được phân làm nhiều loại: viêm xoang cấp (bệnh diễn biến và hết trong vòng 4 tuần), viêm xoang tái phát (nhiều đợt viêm xoang trong 1 năm), viêm xoang bán cấp (diễn biến trong vòng 4-12 tuần), viêm xoang mạn (trên 12 tuần), viêm xoang mạn hồi viêm cấp (một đợt viêm xoang cấp diễn ra trên nền bệnh viêm xoang mạn tính).

Bệnh viêm xoang được chỉ định mổ khi: triệu chứng bệnh kéo dài hoặc tái phát nhiều lần (4 lần/năm), do việc quá trình điều trị nội khoa không mang lại kết quả mong muốn, gây tắc nghẽn đường thở của người bệnh, có biến chứng (lan rộng tình trạng nhiễm trùng sang cơ quan lân cận như ổ mắt, não – màng não…), khi có u trong xoang.

Viêm xoang mũi là bệnh rất thường gặp ở nước ta, đôi khi chỉ bắt nguồn từ các bệnh thông thường như cảm cúm, viêm họng, viêm mũi dị ứng. Những ai đã từng là nạn nhân của bệnh viêm xoang mới thấm thía được những cơn đau nhức, tê buốt ở trán, má, mũi mà bệnh mang lại.

Ngoài ra, những triệu chứng sổ mũi, nghẹt mũi và điếc mũi cũng khiến cho họ gặp rất nhiều bất tiện trong giao tiếp. Tuy không nguy kịch tính mạng nhưng viêm xoang rất dễ chuyển sang mạn tính và tái phát kể cả sau khi phẫu thuật. Ngoài ra, nếu không điều trị kịp thời thì viêm xoang có thể gây ra biến chứng như viêm thị thần kinh, viêm họng, viêm amiđan, viêm thanh quản, rối loạn tiêu hóa…

Hoặc khi không điều trị đúng phương pháp có thể gây viêm tắc nghẽn mô quanh vùng mặt, viêm tắc tĩnh mạch xung quanh… Nguyên tắc điều trị cục bộ (nhỏ nước muối sinh lý, xông mũi bằng kháng sinh); điều trị triệu chứng (kháng viêm; hạ sốt; giải dị ứng).Nếu như có những thắc mắc gì bạn có thể gọi tới hotline  để tư vấn một cách rõ nhất.

Chia sẻ bài viết trên:

Bình luận bài viết