Nhận biết và điều trị bệnh viêm xoang sàng cấp ở trẻ em

Trẻ em là nhóm đối tượng dễ mắc bệnh viêm xoang nhiều nhất đặc biệt là viêm xoang sàng cấp tính, do sức đề kháng của trẻ nhỏ yếu, hệ miến dịch suy giảm, rất dễ bị nhiễm vi khuẩn, vi rút xâm nhập gây bệnh. Dưới đây là một số cách chữa viêm xoang sàng cho các bé, các mẹ cần biết:

bệnh viêm xoang
Bệnh viêm xoang sàng cấp khiến trẻ mệt mỏi khó chịu

Viêm xoang sàng cấp tính thường bị ở trẻ nhỏ vì lớp niêm mạc mũi ở trẻ rất mỏng, sức đề kháng của trẻ lại không tốt, khi tiếp xúc với môi trường ô nhiễm thì các vi khuẩn sẽ dễ tấn công vào cơ thể làm trẻ dễ bị viêm nhiễm những vùng xoang mũi và gây ra viêm xoang.

Viêm xoang sàng cấp tính thường xảy ra với trẻ từ 2-4 tuổi, có thể nhận biết thông qua những triệu chứng sau: trẻ bị viêm mũi do niêm mạc mũi rất mỏng, hoặc viêm họng do dịch mủ chảy xuống họng, sưng nề hai mí mắt khiến bệnh nhân rất khó có thể mở mắt, khi đưa trẻ đi khám mắt sẽ thấy nhãn cầu, thị lực bình thường, thị giác không bị thay đổi.  Nhưng chỉ vài ngày sau đó, bệnh sẽ phát triển thêm hình thành túi mù ở góc trong mắc. Nếu không chú ý điều trị cho trẻ sớm có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm về mắt.

 

>>>> Khi trẻ bị viêm xoang sàng cấp nên kiêng ăn gì hãy? [click để được tư vấn miễn phí] <<<<

Cách điều trị viêm xoang sàng cấp tính cho trẻ mà các mẹ cần chú ý:

Để điều trị viêm xoang cho trẻ các mẹ  nên để con nghỉ ngơi, nên tránh xa những yếu tố gây kích thích. Vệ sinh tai mũi họng sạch sẽ cho trẻ để đảm bảo rằng hệ thống dẫn lưu trong xoang mũi trẻ được thông thoáng. Thường xuyên hút mũi cho trẻ để tránh tình trạng dịch nhầy ứ đọng trong các hốc xoang, hốc mũi.

bệnh viêm xoang
Các mẹ nên vệ sinh mũi thường xuyên khi trẻ bị bệnh viêm xoang sàng cấp
  • Biện pháp điều trị tại chỗ: có thể dùng tinh dầu thơm để xông hơi, hoặc điều trị viêm xoang cho trẻ bằng phương pháp khí dung với kháng sinh và corticoid.
  • Biện pháp điều trị toàn thân: Nếu trẻ có hiện tượng sốt cao các mẹ nên dùng kháng sinh nhưng cần phải chú ý liều lượng và cách dùng, để an toàn cho trẻ. Uống hoặc tiêm thuốc trong 5-7 ngày, chống viêm, giảm đau hạ sốt, bổ sung vitamin C trong chế độ ăn của trẻ để tăng cường sức đề kháng và khả năng miễn dịch.
  • Chỉ thực hiện  thủ thuật chọc rửa xoang hàm khi tình trạng viêm nhiễm đã giảm, khi thấy con trẻ đã hết sốt, lượng bạch cầu trong máu trở lại bình thường.
  • Sử dụng kháng sinh liều cao và những loại thuốc chống viêm, giảm đau theo sự chỉ định của bác sĩ.
  • Nếu trẻ bị viêm xoang do răng thì cần phải nhổ và chữa răng triệt để thì mới có thể điều trị viêm xoang dứt điểm

Viêm xoang sàng cấp tính là bệnh phổ biến ở trẻ. Đặc biệt khi thời tiết giao mùa các mẹ hãy chú ý, chăm sóc theo dõi tình trạng sức khỏe của trẻ, không để trẻ tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, các dị vật gây viêm xoang, có chế độ dinh dưỡng cho trẻ thật tốt. Khi trẻ bị viêm xoang bạn hãy đưa con đến tìm gặp bác sĩ chuyên khoa khám tai mũi họng để điều trị đúng cách.

Chia sẻ bài viết trên:

Bình luận bài viết