Phân loại và điều trị bệnh viêm mũi ở trẻ sơ sinh

Bệnh viêm mũi có thể xảy ra với mọi đối tượng trong đó có trẻ sơ sinh mà nguyên nhân chính là do trẻ bị ảnh hưởng bởi môi trường bên ngoài, hoặc bị viêm mũi do mẹ truyền sang.

viêm mũi
Viêm mũi khiến trẻ quấy khóc, bỏ bú

Phân biệt viêm mũi ở trẻ sơ sinh

Viêm mũi cấp tính ở trẻ sơ sinh

Viêm mũi ở trẻ sơ sinh hay viêm mũi cấp tính đây là bệnh rất phổ biến. Trẻ sơ sinh được sinh ra trong khoảng thời tiết giao mùa sẽ có nguy cơ bị viêm mũi cao hơn.

Khi bé bị viêm mũi sẽ có những triệu chứng như ngứa mũi, hắt hơi, quấy khóc, bỏ bú, sốt. Do trẻ chưa biết nói, nên các mẹ có thể nhận biết khi thất con ban ngày nằm im lịm, ban đêm thì quấy khóc bắt mẹ bế. Khi quan sát kỹ 2 hốc mũi trẻ, sẽ có hiện tượng sung huyết đỏ và ứ đọng nhiều dịch đó là khi trẻ bi viêm mũi cấp.

Trẻ sơ sinh bị viêm mũi, bệnh thường kéo dài từ 3 – 5 ngày thì thuyên giảm, nước mũi sẽ chảy ít hơn, và khỏi hẳn thở thông và hết sốt. Nhưng tình trạng tiêu chảy và nôn vẫn có thể kéo dài 2 ngày sau đó. Viêm mũi ở trẻ sơ sinh nguyên nhân là do bệnh viêm tai xương chũm cấp diễn với hội chứng nhiễm độc thần kinh, phế quản phế viêm, áp xe thành sau họng.

Điều trị viêm mũi cấp tính ở trẻ sơ sinh

Đầu tiên các mẹ hãy làm thông 2 hốc mũi, để có thể kích thích niêm mạc mới phục hồi. Khi mũi thông trẻ sẽ không bỏ bú mẹ bởi khi nghẹt mũi trẻ sẽ phải thở bằng miệng. Bước thứ hai dùng nước muối chuyên dụng làm sạch chất dịch nhày trong mũi. Mẹ chăm con hãy chú ý, thuốc kháng sinh, không chữa viêm mũi cấp tính ở trẻ sơ sinh, mà chỉ được dùng để điều trị biến chứng viêm xương chũm, hay viêm phế quản.

Chính vì vậy các mẹ hãy làm những biện pháp sau để phòng tránh viêm mũi cấp tính ở trẻ sơ sinh:

  • Giữ ấm cho trẻ, tuyệt đối tránh cho trẻ ra những nơi có gió lùa.
  • Các mẹ không để những người bị bệnh viêm mũi dị ứng, viêm xoang hay những bệnh về đường hô hấp khác hôn hít nhiều.
  • Không để trẻ ra ngoài vào buổi đêm

Viêm mũi đặc hiệu ở trẻ sơ sinh

Viêm mũi đặc hiệu thường do bệnh lây lan từ mẹ. Có một số trường hợp  viêm mũi ở trẻ sơ sinh có thể dẫn đến tử vong ngay sau khi bé chào đời.  Nhưng ngày này y học hiện đại, tình trạng này đã giảm hẳn.

viêm mũi
Trẻ bị viêm mũi nếu không chữa trị kịp thời sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe

Viêm mũi do lậu

Những vi khuẩn lậu này sẽ lây từ âm đạo của mẹ vào mũi và mắt của trẻ sơ sinh gây ra viêm mũi và mắt của trẻ sau khi sinh ra.  Sau 3 – 4 ngày sinh những triệu chứng sẽ xuất hiện: 2 lỗ mũi và môi trên của trẻ sưng to và đỏ. Mũi trẻ có mủ vàng xanh, đặc. Trẻ sốt cao từ 39-40 độ. Trẻ không bú mẹ, cơ thể yếu và gầy đồng thời hai mí mắt sưng mọng, không mở được. Khóe mắt của trẻ có hiện tượng rỉ mủ, khi xét nghiệm thấy có vi khuẩn lậu.

  • Phương pháp điều trị viêm mũi do lậu tại chỗ: Khi trẻ được sinh ra nếu các mẹ có dấu hiệu viêm mũi. Các mẹ cần làm sạch mủ mũi ngay lập tức và cứ 3 giờ/1 lần nhỏ thuốc chứa penicillin, hoặc thuốc trị sổ mũi cho trẻ sơ sinh chuyên dụng.
  • Phương pháp điều trị toàn thân: bạn nên tiêm kháng sinh nhóm betalactam.

Cách phòng bệnh: Sau khi bé được sinh ra các mẹ nên nhỏ Acgyrol 1% vào mũi bé.
Viêm mũi bạch hầu

Viêm mũi bạch hầu ở trẻ sơ sinh có diễn biến chậm, khiến bé nhiễm độc và suy mòn dần dần. Khi bé bị viêm mũi bạch hầu sẽ thấy hiện tượng, bé bị tắc 2 bên mũi, dịch nhầy chảy ra sẽ có lẫn máu. Cửa mũi trước và môi trên của trẻ bị loét nông, sau đó đóng vẩy. Mẹ sờ xuống cổ trẻ sẽ có hạch nhỏ, nắn vào thấy đau. Giả mạc có màu xám và khó bóc. Khi bóc thường chảy máu, giả mạc lan rộng tới vòm họng và thanh quản.

Khi trẻ có tình trạng da tái nhợt, sốt không cao, biếng chơi, hay quấy khóc và bú ít. Mẹ nên đưa bé đi xét nghiệm tìm vi khuẩn bạch hầu Loeffler.

Cách điều trị trong trường hợp này:

  • Tiêm huyết thanh chống bạch hầu
  • Tiêm những loại kháng sinh toàn thân và tại niêm mạc mũi
  •  Sử dụng vitamin nhóm B và thuốc chống trụy tim mạch khi trẻ bị mệt mỏi, bệnh nặng

Để phòng bệnh viêm mũi bạch hầu ở trẻ: Ngay từ khi mang thai các mẹ chú ý giữ gìn sức khỏe, tiêm vắc xin phòng bệnh đầy đủ, để bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ và bé
Viêm mũi ở trẻ sơ sinh do giang mai

Trước hết các mẹ nên đi xét nghiệm xem mình có dương tính với vi khuẩn giang mai không. Viêm mũi ở trẻ sơ sinh do giang mai gây ra, sẽ không biểu hiện ngay từ khi trẻ sinh ra, mà sau 30 ngày từ khi bé ra đời các mẹ mới có thể nhận thấy, trẻ không sốt, không đau, nhưng trẻ bị ngạt mũi rất nặng. Dịch mũi chảy ra sẽ có mùi hôi tanh, khó chịu có thể có lẫn máu. Trước cửa mũi của trẻ có nhiều vảy nâu, che lấp đi vết nẻ. Môi trên sưng to và đỏ.

Khi bệnh nặng hơn, sụn và xương vách ngăn của trẻ sơ sinh có thể bị hoại tử. Toàn thân trẻ sẽ bị sần, có những ban đỏ giang mai ở gan bàn tay, bàn chân, ở mông và ở miệng.

Viêm mũi ở trẻ sơ sinh khá nguy hiểm, và không dễ phát hiện. Vì vậy các mẹ có chế độ sinh hoạt lành mạnh, tiêm vắc xin phòng bệnh đầy đủ, để đảm bảo sức khỏe của mẹ và bé. Khi bé sinh ra, các mẹ hãy chú ý theo dõi tình trạng sức khỏe của con, khi thấy trẻ có những triệu chứng viêm mũi cần đưa trẻ đến những bệnh viện tai mũi họng trung ương để thăm khám và chữa trị.

Chia sẻ bài viết trên:

Bình luận bài viết