Viêm amidan là một trong những bệnh phổ biến trong các bệnh về họng. Theo cấp độ viêm amidan có thể là viêm amidn cấp tính hoặc mãn tính. Dưới đây là một số loại thuốc chữa viêm amidan hiệu quả
Nhiệm vụ của các amidan là sinh ra các tế bào lympho T và B, tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể, trong đó quan trọng nhất là amidan vòm (V.A) và amidan khẩu cái (amidan). Bệnh thường hay gặp ở trẻ trên 7 tuổi hoặc người lớn.
Để điều trị viêm amidan phụ thuộc nhiều vào tình trạng bệnh của bệnh nhân. Bệnh viêm amidan cấp gồm có viêm amidan cấp đỏ (do virut) và viêm amidan cấp trắng (cấp mủ – do vi khuẩn).
Một số loại thuốc chữa viêm amidan
Thuốc điều trị toàn thân
Những loại kháng sinh toàn thân, và nhóm thuốc hay sử dụng để trị viêm amidan nhiều nhất là b lactam như clamoxyl, augmentine, zinnat, cephalexine… bởi chúng có chủng gram dương và gram âm, thuốc sẽ chống lại nhiều tác nhân gây bệnh thông thường.
Nhóm thuốc này sẽ hấp thụ rất tốt qua đường tiêu hóa, bị thủy phân nhanh chóng trong niêm mạc ruột và trong máu để có thể phóng thích thuốc vào hệ tuần hoàn. Nên uống thuốc trước hoặc trong bữa ăn, thuốc có sẽ có thể hấp thụ tốt hơn.
Khi cho trẻ uống thuốc có biểu hiện dị ứng với một số thành phần của thuốc thì nên ngừng dùng. Đặc biệt khi dùng thuốc trong một thời gian dài có thể dẫn đến hiện tượng tăng sinh các vi khuẩn không nhạy cảm như nấm… thì cần phải đưa trẻ đến gặp bác sĩ. Đối với những trẻ đang bị tiêu chảy nên cân nhắc khi sử dụng nhóm thuốc này.
Trong trường hợp bị viêm amidan do nhóm vi khuẩn liên cầu b tan huyết nhóm A thì nên điều trị bằng kháng sinh chống liên cầu như pennicilin G sủ dụng thuốc điều trọ trong khoảng 2 tuần.
Sử dụng những loại thuốc có tác dụng hạ sốt, giảm đau có thể là paracetamol, đây là loại thuốc phổ biến được các bác sĩ thường xuyên sử dụng bởi thuốc có tính an toàn cao khi dùng đúng liều. Ở trẻ em thì sử dụng 10mg/kg cân nặng/ngày.
Sử dụng thuốc giảm xung huyết, giảm phù nề: các men chống viêm a choay, amitase hoặc thuốc giảm ho.
Thuốc điều trị tại chỗ
Bệnh nhân nên giữ gìn vệ sinh vùng tai mũi họng bằng cách sức họng với những dung dịch kiềm loãng như bicacbonate, nước muối 0,9%…
Một số loại thuốc kháng viêm, sát khuẩn tại chỗ như betadine, oropivalone, lysopaine…
Khi bị viêm amidan mãn tính có thể điều chỉnh bằng độ PH tại chỗ như vậy sẽ chuyển môi trường của lông chuyển niêm mạc họng về môi trường kiềm, khiến vi khuẩn khó phát triển hơn.
Trong một số trường hợp như viêm amidan thường xuyên tái phát khoảng 5-6 lần một năm, khi bệnh có nguy cơ biến chứng sang một số bệnh như viêm họng, viêm cầu thận, bệnh khớp, tim; viêm amidan mủ các bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện thủ thuật cắt amidan.
Khi bị viêm amidan các bạn nên đến bệnh viện tai mũi họng trung ương hoặc những cơ sở chuyên khoa tai mũi họng uy tín khác để được thăm khám và chữa trị.