Tỏi không chỉ là phụ gia quen thuộc trong mỗi bữa ăn mà còn là vị thuốc kì diệu trong việc chữa nhiều bệnh, trong đó có viêm mũi dị ứng. Chữa viêm mũi dị ứng bằng tỏi hiệu quả như thế nào?
Các bác sĩ phòng khám chuyên khoa tai mũi họng Giải Phóng cho biết, tỏi là một loại kháng sinh tự nhiên có tác dụng giảm cholesterol trong máu, ngừa ung thư, giảm huyết áp, giảm nguy cơ ung thư dạ dày và hạn chế nguy cơ nghẽn động mạch. Ngoài ra, tỏi còn có thể tiêu diệt và ngăn chặn sự phát triển của các loại nấm và vi khuẩn gây bệnh.
Chữa viêm mũi dị ứng bằng tỏi như thế nào?
Đối với viêm mũi dị ứng, tỏi có tác dụng làm giảm các triệu chứng như hắt hơi, nghẹt mũi…
Cách 1: Tỏi và mật ong
Ép tỏi lấy dịch pha với mật ong theo tỉ lệ 1:2. Hòa lẫn hai loại này thành dung dịch lỏng sánh.
Dùng dung dịch này nhỏ mũi sau khi đã rửa mũi bằng nước muối và thấm khô hốc mũi hoặc có thể thấm hỗn hợp tỏi mật ong vào bông tăm rồi đặt nhẹ vào từng bên mũi để nguyên khoảng 3 – 5 phút. Chữa viêm mũi dị ứng bằng tỏi nên kiên trì mỗi ngày vài lần tùy theo mức độ bệnh và thực hiện trong vòng 10 ngày, có thể giúp mũi thông thoáng hơn, triệu chứng viêm mũi dị ứng giảm rõ rệt.
Cách 2: Rượu tỏi
Ngâm khoảng 1 lít rượu trắng với 5,6g tỏi đã bóc vỏ thái mỏng trong thời gian 10 ngày đến nửa tháng, khi rượu tỏi chuyển sang màu vàng là có thể sử dụng được.
Để tiện lợi cho việc dùng thuốc, chúng ta chắt rượu tỏi vào lọ, mỗi bên mũi nhỏ từ 1,2 giọt. Bác sĩ khuyến cáo, không nên nhỏ nhiều dung dịch rượu tỏi một lúc, nhất là trẻ em bởi nồng độ của tỏi ngâm rất cao có thể gây tổn thương niêm mạc mũi.
Ngoài hai cách trên, chúng ta có thể ăn tỏi tươi để chữa viêm mũi dị ứng. Dùng khoảng 2 tép tỏi trong bữa ăn hàng ngày sẽ giúp cải thiện đáng kể tình trạng nghẹt mũi và hắt hơi.
Chữa viêm mũi dị ứng bằng tỏi được đánh giá là phương pháp hiệu quả dễ thực hiện đối với nhiều trường hợp. Đồng thời, người bị viêm xoang cũng có thể dùng tỏi chữa bệnh, có thể khiến các triệu chứng khó chịu vùng xoang, khoang mũi giảm nhanh, thậm chí biến mất.
Chúng ta đã biết sự kì diệu của tỏi trong việc chữa viêm mũi dị ứng, tuy nhiên các bác sĩ phòng khám chuyên khoa tai mũi họng cũng có khuyến cáo là không nên ăn quả nhiều tỏi hoặc uống rượu tỏi nếu đang mắc bệnh về máu bởi vì tỏi thể làm loãng máu.
Người đang dùng các thuốc trị bệnh tiểu đường, thuốc làm hạ đường huyết, đang mắc bệnh về đường tiêu hóa hoặc sắp phẫu thuật tuyệt đối không dùng tỏi vì nó có thể ảnh hưởng đến thời gian đông máu.
Chữa viêm mũi dị ứng bằng tỏi mang lại nhiều công dụng và hiệu quả bất ngờ nhưng không vì thế mà chúng ta lạm dụng. Việc tùy tiện dùng thuốc chữa bất cứ bệnh gì cũng đều rất tai hại.