Bệnh điếc bẩm sinh ở trẻ tuy không gây ảnh hưởng đến tinh mạng nhưng nó sẽ kéo theo rất nhiều hệ lụy mà trẻ phải gánh chịu như mất khả năng nói và thiểu năng trí tuệ,…
Tôi phải làm gì để phòng tránh bệnh điếc bẩm sinh cho con?
Đây là câu hỏi mà rất nhiều phụ huynh luôn đề cập đến vì sự lo lắng tương lai của con trẻ đặc biệt những gia đình có bệnh điếc di truyền, những sai sót, rủi ro khi mang thai của người mẹ cũng sẽ khiến trẻ lâm vào tình trạng bị điếc bẩm sinh.
Xem thêm: Thung mang nhi có chữa khỏi được không?
Hiểu được nỗi lòng của người lằm cha làm mẹ nào cũng mong muốn con mình sinh ra phát triển khỏe mạnh, hòa nhập với cộng đồng các chuyên gia tai mũi họng Giải Phóng sẽ chỉ ra giúp bạn cách phòng tránh bệnh điếc cho trẻ từ khi trong bụng mẹ thế nào là tốt nhất.
-
Nguyên nhân gây ra chứng điếc bẩm sinh ở trẻ
- Yếu tố di truyền
Điếc bẩm sinh là do gen và nhiễm sắc thể dị thường dẫn đến điếc tai. Thông thường trong gia đình có bố mẹ hoặc bố hay mẹ bị điếc nhiễm sắc thể này có thể sẽ được di truyền lại cho thế hệ sau làm tăng khả năng bị điếc cho con cái của họ.
Trên lý luận, thế hệ sau một nửa sẽ điếc, nhưng thực tế số dị hình do di truyền, bị gen truyền biến sửa đổi, biểu hiện rõ ra ngoài số lượng ít hơn. Ước tính có 1/3 bệnh nhân điếc di truyền cùng với các dị hình khác (chứng tổng hợp). Người bị điếc di truyền chứng nửa tổng hợp chiếm 10% trong tổng số người mắc bệnh điếc di truyền.
Xem thêm: Chữa dứt điểm viêm amidan lưỡi
- Rủi ro khi mang thai
3 tháng đầu khi mang thai là khoảng thời gian tốt đển hình thành thai nhi, cũng là giai đoạn thính giác phát triển theo đường xoắn ốc. Trong thời gian này, người mẹ nếu bị lây nhiễm virus rubella, virus cự bào, toxoplasma gondii, virus cảm cúm, virus quai bị,… đều có thể thông qua nhau thai lây nhiễm đến thai nhi gây nên các bệnh bẩm sinh như sứt môi, bệnh tim, bệnh điếc bẩm sinh,…
Hoặc người mẹ trong thời kỳ mang thai dùng thuốc có độc tính cho tai như streptomyxin, gentamyxin, kanamyxin, trở ngại vùng da cảm giác trong tai phát triển bình thường, cũng có thể dẫn đến điếc bẩm sinh, rất có thể còn gây điếc thần kinh giác quan không thể đảo ngược. Tình trạng này được xem là nhiễm độc do thuốc.
Do đó, chúng tôi khuyên những phụ nữ mang thai nên chú ý bảo vệ sức khỏe trong 3 tháng đầu của thai kỳ, tránh để bị cảm cúm hay nhiễm bất kỳ các loại bệnh nguy hiểm nào như đã kể trên.
-
Phòng tránh bệnh điếc bẩm sinh cho trẻ
– Độ tuổi sinh nở: Các bác sĩ nói rằng độ tuổi sinh sản phù hợp nhất với phụ nữ là từ 25 – 30 tuổi. Nếu bạn sinh con ở độ tuổi quá nhỏ hoặc quá lớn, tỷ lệ mắc bệnh dị hình ở trẻ sơ sinh là rất lớn.
– Tư vấn di truyền: Dùng kiến thức khoa học để hướng dẫn người bệnh để giảm tỷ lệ sinh con bi diec bẩm sinh khi có cha hoặc mẹ bi diec.
– Chăm sóc trước khi sinh: Thăm khám định kỳ để sớm và đình chỉ thai nghén khi phát hiện thai nhi mắc các bệnh về dị hình hay bẩm sinh do nhiễm virus từ mẹ.
– Tăng cường chăm sóc thai kỳ và sau sinh: Tránh lây nhiễm virus, chú ý chế độ dinh dưỡng, bảo vệ sức khỏe toàn thân.
– Nghiêm cấm kết hôn cận huyết: Theo báo cáo, kết hôn với anh chị em trong 3 đời, tỷ lệ phát các bệnh di truyền sau sinh cao hơn 150 lần những người bình thường.
– Kiểm tra sức khỏe tiền hôn nhân: Kiểm tra sức khỏe tiền hôn nhân sẽ khiến các bạn sớm phát hiện những bất thường và điều trị bệnh sớm trước khi mang thai.