Chuyên gia nói gì về tình trạng bị điếc tai do xông mũi họng

Một số ý kiến cho rằng xông mũi họng có liên hệ mật thiết với tình trạng bị điếc tai. Vậy, thực hư của vấn đề này là sao? Các bác sĩ chuyen khoa tai mui hong phòng khám Giải Phóng Hà Nội sẽ giải thích rõ vấn đề này để giúp các bạn cảm thấy an tâm hơn.

Chuyên gia nói gì về tình trạng bị điếc tai do xông mũi họng

  1. Chẩn đoán mức độ bị điếc của tai sau khi xông mũi họng

Các bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng phòng khám Giải Phóng nói rằng trước khi kết luận tình trạng bị điếc là do xông mũi họng thì việc đầu tiên phải xác định bệnh nhân đã dùng loại thuốc gì để xông mũi họng và thuốc đó có trong nhóm gây ngộ độc tai không?

bị điếc
Tuân thủ quy trình xông mũi họng

Loại thuốc chữa độc này là loại gây điếc tai vĩnh viễn hay chỉ là gây mất thính giác tạm thời? Bên cạnh đó nồng độ thuốc mà người đó sử dụng là bao nhiêu và khả năng nghe trước vấu khi dùng thuốc xông hơi có tốt hay không? Mức độ nặng nhẹ ra sao? Có phải là điếc đột ngột hay mất thính giác từ từ.

  1. Xông mũi họng có thực sự gây ra tình trạng bị điếc tai?

Thực chất xông mũi, họng (khí dung) là việc dùng máy biến hơi thuốc thành dạng hơi sương để dễ dàng đi sâu vào các xoang mũi và có tác dụng trực tiếp lên chỗ viêm nhiễm ở đường hô hấp. Đây là phương pháp điều trị bệnh về mũi họng cấp và mạn tính tại chỗ rất hiệu quả như: viêm xoang, viêm mũi, viêm mũi dị ứng,…

bị điếc
Không tự ý xông thuốc tại nhà

Tuy nhiên, không phải bệnh mũi họng nào cũng có thể áp dụng phương pháp xông mũi họng và khi xông cần phải thực hiện đúng theo chỉ định và có sự theo dõi của bác sĩ. Bạn không được tự ý xông mũi họng ở nhà hay tự ý dùng thuốc xông không đúng liều lượng và chủng loại.  Sẽ rất nguy hiểm nếu thuộc trường hợp dị ứng thuốc hay sốc phản vệ không kịp thời cấp cứu có thể nguy hiểm đến tính mạng. Một số trường hợp nhẹ có thể sẽ gây ảnh hưởng đến hệ tai mũi họng như: gây ù tai và điếc vì dây thần kinh thính giác bị tê liệt khi sự lưu thông máu bị ngừng trệ.

Tốt nhất khi có chỉ định xông mũi họng của bác sĩ chuyên khoa nên thực hiện xông tại các cơ sở y tế để được sử dụng dụng cụ y tế kháng khuẩn tốt và được các bác sĩ theo dõi suốt quy trình. Nếu có những phản ứng dị ứng thuốc có thể nhanh chóng ứng phó kịp thời.

Vì vậy, có thể nói tình trạng bị điếc do xông mũi họng không hẳn là không có thể xảy ra. Do đó, bạn cần thực hiện nghiêm ngặt những chỉ định dùng thuốc của bác sĩ để tránh những biến chứng khôn lường này.

Chia sẻ bài viết trên:

Bình luận bài viết