Trẻ em chảy máu mũi khiến các mẹ lo lắng không biết nên cho trẻ ăn uống thế nào để bổ sung dinh dưỡng cũng như giúp tình trạng chảy máu mũi không tiếp diễn.
Từ kinh nghiệm của bản thân và dựa trên những tác dụng, giá trị dinh dưỡng của thực phẩm các bác sĩ chuyên khám tai mũi họng của phòng khám Giải Phóng Hà Nội đã liệt kê ra những đồ ăn thức uống mà các mẹ nên cho trẻ sử dụng.
Xem thêm: Hướng dẫn cách làm rượu tỏi chữa viêm mũi dị ứng và viêm xoang hiệu quả
Thực phẩm trẻ chảy máu mũi nên ăn
-
Nước lá hẹ
Các mẹ cứ lấy chừng 60g lá hẹ tươi đem rửa sạch, giã nhỏ, cho nước sôi để nguội vào lọc lấy 200ml nước lá hẹ đặc. Sau đó chia đều thành 2 lần uống hết trong ngày. Uống liên tiếp 3 ngày liền. Nếu là mùa đông nên cho trẻ uống bằng nước ấm.
-
Nước củ cải trắng
Mẹ dùng 50g củ cải trắng, rửa sạch, giã nhỏ, cũng dùng nước sôi để nguội lọc lấy nước cốt chia làm 3 lần uống trong ngày. Lưu ý, trước khi uống thì nhỏ 3 giọt nước củ cải vào mũi bên bị chảy máu giúp mũi thông thoáng. Cần dùng trong 3 ngày liên tiếp.
-
Canh rau má
Mẹ lấy 100g rau má tươi cùng 50g cỏ nhọ nồi rửa sạch, thái nhỏ. Lấy 20g tôm nõn rửa sạch giã nhỏ rồi cho vào nồi đun sôi. Tiếp đến cho rau má và cỏ nhọ nồi vào, đun sôi trở lại nêm bột ngọt vừa miệng. Ăn ngày 1 lần, dùng liên tiếp trong 3 ngày.
-
Chè đỗ đen
Mẹ lấy 100g đỗ đen xay thành bột, cùng nước đun sôi trong lửa nhỏ sau đó cho 30g đường phèn (giã nhỏ) vào quấy đều, sôi lại là được. Ngày ăn 1 lần. Dùng trong 5 ngày liên tiếp.
Xem thêm: Địa chỉ chữa bệnh về tai tốt nhất miền Bắc
-
Tim chó hấp
Mẹ mua 1 quả tim chó về rửa sạch, thái mỏng rồi trộn với 50g bột đỗ đen cùng gia vị. Cho vào bát đem hấp cách thủy. Cho trẻ ăn ngày 1 lần. Cần ăn liên tiếp trong 3 ngày.
Cách trị chảy máu mũi ở trẻ em
-
Đắp tỏi
Dùng 3-56 tép tỏi tươi, bóc vỏ, giả nhỏ rồi đắp vào 2 bên gan bàn chân của trẻ. Sau đó dùng miếng vài màn (10x10cm) buộc cố định lại. Mỗi ngày thay tỏi 1 lần, buộc liên tiếp trong 2 ngày.
-
Nhỏ mũi bằng nước ngó sen
Lấy 10g ngó sen giã nhỏ, vắt lấy nước. Ngày nhỏ 3 lần, mỗi lần 2 – 3 giọt vào bên mũi bị chảy máu, nhỏ liên tiếp 3 ngày liền.
Bên cạnh đó, các mẹ còn phải chú ý đến chế độ dinh dưỡng cho trẻ. Để trẻ nghỉ ngơi thoải mái, không để trẻ tự ý ngoáy mũi, xì mũi quá mạnh hay cúi đầu quá thấp sẽ ảnh hưởng đến quá trình cầm máu mũi và dễ tái phát chảy máu mũi ở trẻ em.