Polyp mui o tre em gây ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của trẻ. Do đó, các bậc phụ huynh cần nhận biết bệnh sớm thông qua những dấu hiệu biểu hiện của trẻ sẽ sớm biết cách điều trị kịp thời để tránh những nguy cơ biến chứng cho con em mình.
Xem thêm: Tiết lộ cách chữa viêm mũi dị ứng hiệu quả nhất năm 2016
Polyp mui o tre em có dấu hiệu như thế nào?
Polyp mui o tre em cũng như người lớn và người bệnh viêm mũi, viêm xoang khác. Trẻ thường có những biểu hiện như nghẹt mũi, khó thở, chảy nước mũi liên tục, thay đổi về khứu giác,…
-
Nghẹt mũi
Polyp thường phát triển chậm gây nghẹt mũi. Ban đầu nghẹt từ 1 bên sau đó dẫn đến nghẹt cả 2 bên mũi. Lúc đầu bệnh thường phát triển âm thầm nên trẻ biểu hiện mờ nhạt, các mẹ cũng ít chú ý và thường hiểu lầm rằng con mình bị nghẹt và sổ mũi thông thường.
Đến khi polyp mũi phát triển 2 bên sẽ khiến trẻ bị ngạt đặc cả 2 mũi, khiến đường thở gặp khó khăn nghiêm trọng.
-
Chảy nước mũi vàng đặc
Nghẹt mũi kéo dài sẽ khiến nước mũi chuyển sang màu vàng, xanh đặc đôi khi có mùi hôi nếu kèm viêm xoang mũi. Những dấu hiệu kèm theo là có cảm giác nặng đầu, sốt nhẹ, ho có đờm.
-
Khứu giác kém
Khi bị nghẹt mũi trẻ sẽ thường khó phân biệt được mùi và nếu nghẹt đặc cả 2 bên thì có thể mất khứu giác hoàn toàn.
Các biến chứng nguy hiểm của bệnh Polyp mũi
Nghẹt mũi kéo dài sẽ gây ra nhiều vấn đề về mũi xoang như:
– Gây nhiễm trùng xoang cấp hoặc mạn tính.
– Gây tắc nghẽn đường thở, ngưng thở khi ngủ, ngủ ngáy
– Nhiều khả năng liên kết với xơ nang gây biến chứng.
– Gây lệch hay vẹo vách ngăn mũi vì xương vách ngăn của trẻ mềm yếu, nếu polyp mui o tre em phát triển sẽ lớn sẽ khiến vách mũi bị vẹo hoặc lệch và phát sinh ra nhiều bệnh khác.
Xem thêm: Bạn đã biết địa chỉ chữa bệnh về tai tốt nhất Hà Nội chưa?
Cách phòng tránh nguy cơ polyp mũi cho trẻ
– Tránh các chất kích thích: Bụi bẩn, khói thuốc,… Trong không khí sẽ dễ dẫn đến các bệnh về mũi như: viêm mũi dị ứng, viêm xoang, viêm mũi, polyp mũi,…
– Quản lý các bệnh hen suyễn hay dị ứng: Đây là những căn bệnh dễ gây phát sinh polyp mũi nên cần kiểm soát, quản lý thật chặt chẽ.
– Giữ vệ sinh: Thường xuyên vệ sinh tay, cơ thể cho trẻ.
– Giữ độ ẩm cho môi trường xung quanh: Luôn giữ độ ẩm cân bằng trong phòng ốc cho trẻ. Nhất là vào mùa khô nên dùng máy tạo độ ẩm để giữ không khí mát mẻ, trong lành đủ độ ẩm cho trẻ.
– Vệ sinh mũi thường xuyên: Rửa mũi thường xuyên cho trẻ. Lọc bụi bẩn bám bên trong, soi mũi thường xuyên để sớm phát hiện bệnh.
Khi thấy trẻ có những biểu hiện nghẹt mũi, chảy nước mũi, khó thở, sốt nhẹ,… kéo dài trên 1 tuần bạn nên nhanh chóng đưa trẻ đến các phòng khám tai mũi họng tốt nhất, chuyên khoa để được bác sĩ chẩn đoán bệnh và có biện pháp xử lý bệnh nhanh chóng, tránh những biến chứng lớn cho trẻ.