Thủng màng nhĩ nên điều trị thế nào đây?

Thủng màng nhĩ gây trở ngại lớn đến khả năng nghe, hiểu âm thanh bên ngoài khiến người bệnh gặp khó khăn trong sinh hoạt, học tập của mình. Tuy nhiên, trong điều trị bệnh cần chú ý nhiều điểm bởi mỗi trường hợp sẽ có những cách điều trị hỗ trợ khác nhau.

Thủng màng nhĩ nên điều trị thế nào đây?

Đây là băn khoăn của những người bị thủng màng nhĩ và người nhà của họ. Tuy nhiên tùy trường hợp để có cách điều trị thích hợp như:

Xem thêm: Tiết lộ phòng khám bệnh về mũi họng tốt nhất Hà Nội

thủng màng nhĩ
Hình ảnh màng nhĩ bị thủng
  1. Trường hợp thủng màng nhĩ do viêm tai giữa thanh dịch

Triệu chứng bệnh không rõ ràng và diễn biến phức tạp. Vì biểu hiện của bệnh viêm tai giữa thanh dịch rất khó phát hiện. Người bị bệnh thường không sốt, không đau tai, rất ít xuất hiện có ù tai, không chảy dịch ở tai, triệu chứng duy nhất biểu hiện là bị nghễnh ngãng. Bệnh viêm tai giữa thanh dịch là 1 biến chứng thường gặp nhất của viêm VA. Do vậy, để phòng bị thủng màng nhĩ do viêm tai giữa thanh dịch gây ra cần điều trị căn nguyên viêm VA.

  1. Thủng màng nhĩ kèm viêm xương chũm

Thủng màng nhĩ lâu ngày có nhiễm trùng sẽ gây viêm xương chũm làm giảm sức nghe nghiêm trọng và gây ra những biến chứng về não bộ rất nặng nề như: viêm màng não, áp xe não, viêm xoang tĩnh mạch bên, liệt mặt,… Vì vậy, khi nghi ngờ bản thân bị thung mang nhi cần nhanh chóng đến cơ sở y tế chuyên khoa, phòng khám tai mũi họng tốt nhất để được bác sĩ thăm khám, xác định nguyên nhân để điều trị bệnh.

thủng màng nhĩ
Điều trị theo chỉ định của bác sĩ
  1. Phẫu thuật thủng màng nhĩ

Những trường hợp màng nhĩ thủng thì cách điều trị tốt nhất là phẫu thuật vá mang nhĩ. Những người bệnh thủng màng nhĩ có kèm những chứng viêm nhiễm khác thì cần điều trị viêm sau đó mới có thể tiến hành vá màng nhĩ.

Tỷ lệ thành công sau vá màng nhĩ còn phụ thuộc mức độ và tình trạng bệnh lý, cơ địa của mỗi người và trình độ phẫu thuật của bác sĩ.

Để phòng ngừa thủng màng nhĩ chúng ta phải cảnh giác khi ngoáy những vật nhọn vào tai, tuyệt đối không tự ý ngoáy tai hoặc lấy ráy tai bằng các dụng cụ bằng kim loại và phải tích cực điều trị các bệnh về mũi họng vì có thể gây viêm tai giữa mủ dẫn đến thung mang nhi, ảnh hưởng đến sức nghe và có thể bị những biến chứng nguy hiểm.

Chia sẻ bài viết trên:

Bình luận bài viết