Viêm tai giữa có mủ xuất hiện khi trẻ bị viêm mũi họng không được điều trị. Tần suất viêm tai giữa hay xuất hiện vào những lúc thời tiết thay đổi, nhất là nhiệt độ chuyển từ nóng sang lạnh. Viêm tai giữa mủ là giai đoạn 2 của viêm tai giữa cấp sau giai đoạn xung huyết.
Xem thêm: Viêm tai giữa là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến thủng màng nhĩ?
Quá trình tạo thành mủ tai giữa
Nguyên nhân chính để hình thành mủ trong tai giữa là bệnh viêm tai giữa có mủ. Mủ xuất hiện trong tai giữa do niêm mạc tai giữa bị viêm và tăng tiết dịch. Điều này sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn có sẵn trong tai giữa hoặc từ mũi họng tấn công vào tai giữa phát triển hình thành mủ hoặc mủ sẵn có từ mũi họng đi qua vòi tai vào tai giữa khi xì mũi không đúng cách.
Viêm tai giữa có mủ xuất hiện khi trẻ bị viêm mũi họng không được điều trị. Tần suất viêm tai giữa hay xuất hiện vào những lúc thời tiết thay đổi, nhất là nhiệt độ chuyển từ nóng sang lạnh. Tình trạng viêm tai giữa có mủ là giai đoạn 2 của viêm tai giữa cấp sau giai đoạn xung huyết.
Làm thế nào để phát hiện con bị viêm tai giữa có mủ?
– Viêm tai giữa có mủ thường đi sau viêm mũi họng.
– Những trẻ bị bệnh này đang chảy mũi vàng xanh, ngạt tắc mũi đột nhiên xuất hiện đau nhói trong tai, đau lan từ tai lên tận thái dương hoặc xuống họng.
– Trẻ có thể sốt hoặc không sốt tùy phản ứng của cơ thể trẻ (với trẻ suy dinh dưỡng thường sẽ không có biểu hiện sốt).
– Trẻ bị ù tai và khó chịu trong tai, sức nghe giảm sút nhanh chóng. Đây chính là giai đoạn xung huyết đã nói, ở giai đoạn này nếu được điều trị ngay, mủ trong tai giữa chưa kịp hình thành thì việc điều trị sẽ dễ dàng hơn. Nếu giai đoạn này bị bỏ qua sẽ là tiền đề cho mủ xuất hiện. Lúc này tình trạng đau nhức gia tăng.
– Màng nhĩ bị đẩy phồng lên do mủ đọng, có thể bị vỡ, mủ tai được giải phóng và thoát ra ngoài. Nếu màng nhĩ không bị vỡ, mủ đọng trong tai giữa có thể biến chứng vào não gây viêm màng não, liệt mặt…
Trong trường hợp mủ trong tai giữa không điều trị kịp thời ra khỏi hòm nhĩ sẽ để lại di chứng như viêm tai giữa thanh dịch làm dính chuỗi xương con nằm trong hòm nhĩ để lại hậu quả là sức nghe giảm dần, màng nhĩ bị co kéo, có thể tạo ra chất gọi là cholesteatoma, một loại chất có thể phá hủy xương, gây biến chứng nguy hiểm tới tính mạng…
Lời khuyên: Nếu bạn thấy con có bất kỳ biểu hiện nào trên đây, hãy đưa con đến phòng khám chuyên khoa tai mũi họng để được điều trị một cách tốt nhất.