Benh viem tai ngoai phát sinh khi bị nước chảy vào tai là do khi đó độ ẩm tăng, môi trường trong ống tai thay đổi tạo điều kiện tốt cho vi khuẩn phát triển và gây viêm nhiễm. Do đó, khi xuất hiện tình trạng nước chảy vào tai cần phải xử lý kịp thời.
Xem thêm: Hé lộ về địa chỉ khám bệnh về mũi tốt nhất hiện nay
Nước chảy vào tai – thủ phạm gây ra benh viem tai ngoai
Nước chảy vào ống tai ngoài trong khi tắm gội, bơi lội là tình trạng thường gặp. Khi đó nó sẽ làm thay đổi môi trường rong ống tai của bạn khiến độ ẩm tăng lên, vi khuẩn dễ dàng xâm nhập và trú ẩn gây viêm nhiễm. Do đó, nếu gặp phải trường hợp này bạn cần nhanh chóng làm khô tai để đảm bảo môi trường trong ống tai được ổn định và khỏe mạnh.
Mẹo xử lý khi nước chảy vào tai để phòng tránh benh viem tai ngoai
Nếu trường hợp nước vào tai ít bạn chỉ cần nghiêng đầu, kéo vành tai xuống thấp rồi lắc lắc là nước sẽ ra ngoài. Nếu phần nước còn ở lại trong tai sẽ được tổ chức dưới da của ống tai ngoài hấp thu hết để đảm bảo môi trường ổn định trong ống tai.
Benh viem ong tai ngoai sẽ xuất hiện nếu sau khi nước vào tai không được làm khô và lau chùi nhiều. Khi đó lớp biểu bì bảo vệ ống tai sẽ bị tổn thương tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập vào ống tai ngoài gây viêm nhiễm.
Biểu hiện của giai đoạn đầu khi bị viêm ống tai ngoài là ngứa ngáy khó chịu sau đó là đau nhức tăng dần. Khi nước vào, nút dáy tai khô gặp nước sẽ bị nở ra và chèn ép ống tai ngoài gây hiện tượng ù tai, suy giảm thính lực và đau tai. Ở những người bị thủng màng nhĩ do viêm tai giữa, khi tắm nước để vào tai sẽ gây viêm tái phát, tai sẽ có chảy mủ xanh hoặc vàng, ù tai, thính lực suy giảm.
Khi bị nước chảy vào tai ngoài bạn có thể xử lý bằng cách như sau:
Cách 1: Bạn hãy nghiêng đầu thấp chúc lỗ tai bị nước vào xuống dưới, kéo vành tai, rồi nhảy lò cò dăm ba cái để dốc nước chảy ra.
Cách 2: Dùng bàn tay bịt tai không bị ngấm nước lại rồi vỗ vỗ vào tai đồng thời há miệng thật to để tạo áp lực đẩy nước ra ở tai bên ra ngoài.
Cách 3: Nếu dùng 2 biện pháp trên mà vẫn cảm thấy nước vẫn còn lưu trong ống tai thì bạn dùng một miếng bông khô đặt ở cửa tai rồi nghiêng tai sang bên để nước thâm vào bông tai và tự hút nước từ trong ống tai ra ngoài. Tuyệt đối không được lau tai hay ngoáy tai nhiều lần.
Nếu sau khi loại bỏ nước khỏi tai mà vẫn có cảm giác đau tai thì nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám. Chúng tôi khuyên bạn là nên đến khám tai mũi họng ở đâu tốt nhất để được các bác sĩ chuyên khoa chẩn đoán bệnh chính xác.