Nguyên nhân chảy máu mũi ở trẻ em rất nhiều vì vậy không phải mẹ nào cũng biết hết những nguyên nhân này. Đây là lý do chúng tôi tập hợp những nguyên nhân có thể gây ra chứng chảy máu mũi ở trẻ cho các mẹ hiểu và biết để có phương pháp xử lý đúng.
Mẹ đã biết có những nguyên nhân chảy máu mũi ở trẻ là gì chưa?
-
Chảy máu mũi trong hốc mũi
– Chấn thương mũi: Do va chạm trong cuộc sống hàng ngày hay các cuộc ẩu đả, đánh nhau, tai nạn giao thông có thể làm rách niêm mạc mũi gây ra tình trạng chảy máu mũi. Nếu chấn thương nặng các mạch máu lớn bị vỡ sẽ gây ra hiện tượng chảy máu mũi nhiều hoặc có thể dẫn đến sặc máu, mất máu cấp ảnh hưởng đến tính mạng của trẻ.
– Các khối u trong hốc mũi lành hoặc ác tính: Trẻ có thể mắc 1 số chứng bệnh gây nên khối u xơ vòm mũi họng. Bệnh thường gặp ở bé trai độ tuổi dậy thì. Nếu bên cạnh chảy máu mũi mà có dịch mùi hôi thối thì có thể là u xơ ác tính.
– Viêm mũi cấp tính hoặc mạn tính: Viêm nhiễm niêm mạc mũi khiến chất nhầy bảo vệ chúng bị tổn thương, các mạch máu nằm ngay bên dưới cũng dễ bị xước, rách gây chảy máu mũi. Bên cạnh đó viêm mũi thường co lượng chất nhầy tăng khi gặp không khí khô hanh khiến chúng dính đặc lại bít tắc và gây ngứa ngáy khó chịu lỗ mũi điều này khiến trẻ thường xuyên ngoáy mũi gây chảy máu.
– Dị vật trong hốc mũi: Trẻ nhỏ thường chưa hiểu biết hết và thường nghịch dại nên hay nhét hạt cườm, hòn bi, hạt lạc,… Vào trong hốc mũi và không biết lấy ra gây viêm loét và chảy máu mũi.
– Dị hình hốc mũi: Vẹo vách ngăn mũi, lệch vách ngăn mũi cuốn mũi phì đại, polyp mũi,… Cũng là nguyên nhân gây chảy máu mũi ở trẻ em.
-
Chảy máu mũi ngoài hốc mũi
Trường hợp này thường gặp do cảm cúm, sốt xuất huyết, cảm thương hàn gây nên. Thiếu vitamin C, sốt cao,… cũng sẽ khiến trẻ dễ bị chảy máu mũi.
Cách phòng bệnh chảy máu mũi cho trẻ
Khi biết được những nguyên nhân chảy máu mũi ở trẻ em bạn nên có cách phòng tránh bệnh cho trẻ bằng cách:
– Điều trị bệnh viêm mũi mãn tính.
– Bổ sung vitamin C, phòng tránh thiếu hụt dinh dưỡng cho trẻ.
– Vệ sinh mũi hàng ngày cho trẻ. Chú ý kiểm tra nếu phát hiện có dị vật trong mũi cần lấy ra ngay.
– Tuyệt đối không để trẻ tự ý ngoáy mũi.
– Phòng tránh và điều trị các bệnh về tai mũi họng cho trẻ.
Khuyến cáo: Chỉ nên đưa trẻ đến thăm khám và điều trị tại các phòng khám tai mũi họng ở đâu tốt, uy tín để có hiệu quả điều trị tốt nhất.