Bệnh viêm mũi ở trẻ em mùa lạnh mẹ nên xử trí thế nào đây?

Viêm mũi ở trẻ em là điều khiến nhiều mẹ phải đau đầu vì không biết nên làm thế nào cho hợp lý. Dưới đây, các chuyên gia tai mũi họng của chúng tôi sẽ “mách nước” cho mẹ cách xử lý khi trẻ bị viêm mũi mùa lạnh nhé!

Xem thêm: Cách chữa viêm xoang mãn tính đạt hiệu quả tới 99%

Viêm mũi ở trẻ em
Triệu chứng viêm mũi ở trẻ em

Diễn tiến bệnh viêm mũi ở trẻ em

Viêm mũi ở trẻ em là tình trạng tái phát nhiều lần thường bắt gặp nhất là ở trẻ dưới 3 tuổi. Viêm mũi là chỉ tình trạng viêm niêm mạc của hốc mũi và vùng mũi họng. Do trẻ là đối tượng có khả năng miễn dịch yếu kém nên rất dễ bị bệnh đường hô hấp. Số lần tái phát của viêm mũi có thể là 4 ­ 6 lần/ năm, tần số có thể sẽ tăng lên trong thời kỳ bé đi học ở nhà trẻ – nơi tiếp xúc với môi trường nhiều vi khuẩn dễ gây bệnh.

Viêm mũi ở trẻ em nếu không được điều trị dứt điểm, để tái phát nhiều lần sẽ dẫn đến biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, viêm tai giữa cấp, viêm tai, viêm xoang cấp,…

Dấu hiệu nhận biết khi trẻ bị viêm mũi

Khi trẻ bị viêm mũi thường bị sốt đột ngột,  nếu bệnh nhẹ trẻ có thể sốt chừng 37,50C, tường hợp bị bội nhiễm trẻ sẽ bị sốt cao từ 39 ­ 400C, trong 2­3 ngày. Kèm theo triệu chứng bứt rứt, quấy khóc, kém ăn, nôn mửa, tiêu chảy,… Ngạt mũi kéo theo tình trạng chảy nước mũi trong hoặc có mủ và ho. Nếu viêm mũi kéo dài trên 7 ngày cần phải đề phòng những biến chứng của bệnh viêm mũi.

Viêm mũi ở trẻ em
Hút sạch mũi cho trẻ

Bác sĩ chuyên khoa mách mẹ cách xử trí khi bị viêm mũi

Khi trẻ nhà bạn bị viêm mũi mẹ cần nhỏ mũi hàng ngày cho trẻ bằng dung dịch nước muối sinh lý. Nhỏ 3 ­ 4 lần/ ngày cho đến khi trẻ hết triệu chứng chảy nước mũi. Nếu trẻ nhỏ mẹ nên dùng dụng cụ hút mũi để lấy sạch nhầy mũi cho trẻ. Nếu trẻ lớn hơn chút mẹ nên dạy trẻ biết cách xì mũi đúng (bịt một bên và xì mũi bên kia sau đó làm ngược lại). Cho trẻ ăn đầy đủ dinh dưỡng từ thịt, cá, trứng, đậu, rau củ quả chín,… để giúp tăng sức đề kháng, nhanh chóng hồi phục sức khỏe.

Nếu trẻ sốt cao trên 380C, cần phải hạ sốt ngay cho trẻ bằng cách dùng khăn mát lâu người và dùng thuốc hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ. Cho trẻ mặc quần áo mỏng, thoáng mát, tránh gió lùa vào giường nhưng phải thoáng đãng. Đồng thời cần phải theo dõi nhiệt độ cơ thể trẻ thường xuyên.  Đặc biệt, khi trẻ bị viêm mũi bỗng thấy sốt cao cần phải đưa trẻ đến phòng khám tai mũi họng ở đâu gần nhất để được thăm khám và xử lý kịp thời.

Chia sẻ bài viết trên:

Bình luận bài viết