Thủng màng nhĩ do nhiều nguyên nhân gây ra có thể là do bệnh lý hay chấn thương bên ngoài tạo thành. Tùy vào từng mức độ bệnh lý và động cơ gây bệnh mà có cách xử lý khác nhau.
Xem thêm: Sự thật về địa chỉ khám chữa bệnh về mũi họng uy tín nhất Hà Nội
Thủng màng nhĩ do bị chấn thương
Màng nhĩ thủng do chấn thương là hiện tượng rất dễ bắt gặp trong cuộc sống hàng ngày. Do những va chạm, hoạt động trong cuộc sống hàng ngày mà bản thân người bệnh không thể kiểm soát được, những sự cố bất ngờ xảy ra,… khiến màng nhĩ bị thủng gây nên hiện tượng ù tai, suy giảm thính lực dẫn đến điếc tai.
Nếu không sớm khắc phục, điều trị chứng thủng màng nhĩ sẽ khiến người bệnh dễ bị viêm nhiễm vùng tai trong, gây biến chứng lớn ảnh hưởng đến sức nghe, não bộ,…
Thủng màng nhĩ do chấn thương có cần phải vá không?
Người bệnh sẽ phải vá màng nhĩ khi tình trạng thủng màng nhĩ trầm trọng ảnh hưởng lớn đến sức nghe. Theo các bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng trung ương thì nếu bệnh nhân chỉ bị chấn thương nhỏ gây rách màng nhĩ ít thì chỉ cần uống thuốc và nghỉ ngơi hợp lý thì nó sẽ tự hồi phục. Nếu trường hợp bệnh nặng, lỗ thủng lớn cần tiến hành phẫu thuật vá màng nhĩ để sớm khôi phục thính lực hiệu quả nhất.
Cách xử trí khi bị thủng màng nhĩ
– Điều đầu tiên bạn cần chú ý là ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn vào tai khi lớp màng chắn (màng nhĩ) tai giữa bị.
– Tuyệt đối không tự ý xịt rửa hoặc nhỏ bất kỳ loại thuốc nào vào trong ống tai khi bị thủng màng nhĩ.
– Không được cố gắng xì mũi, tránh hắt hơi và ho mạnh.
– Lau sạch vùng tai ngoài và nhanh chóng đến cơ sở y tế chuyên khoa để tiến hành thăm khám và nội soi tai.
– Dùng thuốc hoặc làm phẫu thuật vá màng nhĩ theo chỉ định của bác sĩ.
– Giữ cho ống tai ngoài sạch sẽ và khô ráo, không để nước chảy vào tai.
– Trong quá trình điều trị cần tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ về dùng thuốc và kiêng cữ.
– Không được đi bơi để tránh bị nước rò rỉ vào trong tai, nhất là đối với những người vá màng nhĩ.
– Những người thực hiện vá màng nhĩ trong 2 tháng đầu tuyệt đối không được đi máy bay.
– Thăm khám, tái khám trong quá trình phẫu thuật theo lịch hẹn của bác sĩ.
– Kết quả khôi phục thính lực của mỗi người là khác nhau. Do đó, tuyệt đối tuân thủ những chỉ dẫn của bác sĩ sẽ mang lại hiệu quả điều trị cao nhất.
-Chế độ ăn uống lành mạnh, tăng sức đề kháng cho cơ thể.