Viêm mũi mãn tính xuất tiết là tên gọi khác của viêm mũi mạn tính là chỉ tình trạng viêm nhiễm kéo dài không được điều trị dứt điểm từ viêm mũi cấp tính hay không thực hiện điều trị gây nên.
Triệu chứng của viêm mũi mãn tính xuất tiết
Viêm mũi mãn tính xuất tiết có biểu hiện đặc trưng là xung huyết lan toả, xuất tiết và phù nề nhiều ở niêm mạc mũi. Triệu chứng của viêm mũi xuất tiết gần giống như viêm mũi cấp tính.
-
Triệu chứng toàn thân
Không có triệu chứng gì đặc biệt.
-
Triệu chứng tại chỗ
– Nghẹt mũi không thường xuyên, nghẹt tăng lên theo tư thế nằm ngửa hay nghiêng của người bệnh. Trong những trường hợp này thường có sự ứ máu ở những phần dưới thấp của mũi. Nghẹt mũi xảy ra do các mạch máu của tổ chức hang mất đi trương lực, ở trạng thái giãn nên gây ứ máu. Khi bệnh nhân nằm nghiên nghẹt mũi sẽ chuyển sang lỗ mũi ở phía dưới. Nếu nằm thẳng sẽ gây nghẹt cả 2 mũi. Do đó, các bác sĩ chuyên khoa luôn khuyên người bệnh nằm nghiêng 1 bên tránh tình trạng nghẹt cả 2 bên mũi, nhất là gây ra tình trạng mất ngủ ban đêm.
– Chảy dịch mũi hầu như thường xuyên.
– Viêm mũi mãn tính gây giảm khứu giác, gây mất ngủ, ảnh hưởng đến thính giác, ù tai, viêm tai giữa do dịch mũi chảy qua vòi nhĩ đến tai.
Chẩn đoán bệnh viêm mũi mãn tính xuất tiết bằng phương pháp nào?
-
Chẩn đoán xác định
– Ngạt mũi: Người bệnh thường chảy nước mũi ở cả hai bên, tăng tiết dịch khi thay đổi thời tiết hoặc cơ thể suy yếu.
– Chảy mũi: Nước mũi chảy liên tục, nhiều, chất nhầy có màu trong hoặc đục, nhưng không có mùi hôi.
– Khám mũi: Nội soi thấy cuốn mũi dưới to, đỏ làm hẹp đường thở, da cửa lỗ mũi nề đỏ, niêm mạc mũi nề, ngách mũi dưới và sàn mũi ứ đọng nhiều dịch nhầy.
-
Chẩn đoán phân biệt
Dùng dung dịch Ephedrin 2%-3% gây co niêm mạc mũi. Nếu sự phù nề niêm mạc mũi hết hoàn toàn thì đây là viêm mũi mãn tính thường. Còn nếu niêm mạc mũi không co chứng tỏ đây là viêm mũi quá phát. Dùng quen thăm dò tù để đo mức độ phù nề của niêm mạc mũi.
Điều trị viêm mũi mãn tính xuất tiết thế nào?
– Dùng các thuốc se hoặc các thuốc đốt cuốn mũi để giảm phù nề và chống viêm.
– Dùng dung dịch Nitrat bạc 1%, 2%, 3% hoặc dung dịch Clorua kẽm để giảm phù nề.
– Dùng Napthasolin 0,5% hoặc Ephedrin 1% nếu bệnh tái diễn.
– Vật lý trị liệu, có thể dùng khí dung, điện di dung dịch Novocain 5%, chiếu tia sóng ngắn vào vùng mũi.
– Nếu các biện pháp trên đều không có kết quả bác sĩ chuyên khoa có thể chỉ định cho bạn đốt cuốn mũi dưới bằng côte điện.
Lưu ý, để đạt kết quả trị liệu cao chúng tôi khuyên bạn nên đến khám tai mũi họng ở đâu uy tín nhất để được các bác sĩ chuyên khoa đưa ra chỉ định điều trị có hiệu quả nhất.