Viêm mũi họng ở trẻ sơ sinh điều trị thế nào cho an toàn?

Viêm mũi họng ở trẻ thường xảy ra mỗi khi thời tiết thay đổi, nóng lạnh thất thường. Đây là nỗi lo chung của các bà mẹ mỗi khi thời tiết thay đổi. Do đó, cần chú ý giữ gìn thân thể, thay đổi thói quen sinh hoạt, ăn uống, cách ăn mặc để phòng bệnh cho trẻ.

Thời tiết thay đổi trẻ dễ bị viêm mũi họng

Viêm mũi họng là bệnh thường gặp nhất ở trẻ em dưới 6 tuổi. Bệnh có cơ hội phát triển mạnh khi  thay đổi thời tiết, chuyển mùa. Đặc biệt là vào mùa lạnh, không khi lạnh, hanh khô tạo điều kiện thuận lợi cho cho vi khuẩn, virus làm suy giảm sức đề kháng của cơ thể và tấn công gây bệnh cho trẻ.

Viêm mũi họng
Viêm mũi họng – bệnh thường gặp ở trẻ

Viêm mũi họng tuy không phải là bệnh gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ nhưng lại rất hay gây biến chứng, ảnh hưởng tới sức khoẻ, sự phát triển, dễ gây ra các bệnh mạn tính về mũi họng về sau cho trẻ.

Triệu chứng của bệnh viêm mũi hong ở trẻ

– Trẻ sốt cao có khi 39 – 40°C, có khi bị co giật.

–  Ho húng hắng hoặc từng cơn như co thắt kèm theo triệu chứng tắc ngạt mũi, chảy nước mũi.

– Trẻ thường dùng miệng để thở vì mũi ngạt, tắc và chảy nhiều dịch nhầy.

– Trẻ mệt mỏi, bỏ ăn, bỏ bú, quấy khóc, dễ kích động.

– Một số trẻ còn bị có hiện tượng nôn trớ và tiêu chảy.

– Niêm mạc họng  xung huyết, tăng tiết dịch nhầy bóng, không có mủ hoặc giả mạc.

Mỗi đợt viêm mũi họng thường kéo dài khoảng 2-4 ngày sau đó giảm dần. Một số trẻ có sức đề kháng tốt có thể tự khỏi bệnh nhưng dễ tái phát. Bệnh tái phát nhiều lần có thể gây biến chứng thành viêm tai giữa có mủ, viêm thanh quản cấp, viêm xoang cấp, mất nước do sốt cao, viêm màng não,… rất nguy hiểm.

Điều trị viêm mũi họng cho trẻ như thế nào?

Chỉ nên dùng thuốc kháng sinh khi có biến chứng hoặc đe dọa có biến chứng theo chỉ định của bác sĩ. Thông thường bệnh sẽ được chỉ định dùng các loại thuốc làm thuyên giảm triệu chứng bệnh như thuốc giảm phù nề, xung huyết (thuốc alpha chymotrypsin).

Viêm mũi họng
Vệ sinh răng miệng cho trẻ

Nên hạ sốt cho trẻ bằng cách chườm mát, lau người bằng nước mát, cho trẻ mặc quần áo thoáng mát.

Vệ sinh mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý khi bị viêm mũi liên tục trong vài ngày.

Những trẻ đã lớn cần hướng dẫn trẻ súc miệng bằng nước muối loãng, vệ sinh răng miệng hàng ngày để giảm thiểu những triệu chứng đau rát khi viêm họng.

Phòng bệnh viêm mũi họng cho trẻ

-Mẹ thường xuyên vệ sinh mũi họng, răng miệng hàng ngày cho trẻ.

– Giữ ấm có thể nhất là vùng mũi họng cho trẻ trong mùa lạnh.

– Đảm bảo phòng ngủ sạch sẽ, thoáng khí, tránh khói bụi hoặc gió lùa vào.

– Cho trẻ ăn đầy đủ dinh dưỡng, vận động hợp lý, tăng sức đề kháng cho trẻ.

-Đưa trẻ đi kham tai mui hong o dau tốt nhất theo định kỳ.

-Điều trị bệnh nhanh khi mới phát hiện.

Chia sẻ bài viết trên:

Bình luận bài viết