Viêm tai ngoài ở trẻ: Tất tần tật những điều mẹ nên biết

Viêm tai ngoài ở trẻ sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và khả năng phát triển của trẻ. Do đó, để có biện pháp phòng tránh và điều trị có hiệu quả cho con các mẹ cần phải có những kiến thức, hiểu biết nhất định về căn bệnh này.

Với mong muốn trẻ khỏe, mẹ vui, các bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng Giải Phóng sẽ giúp mẹ nắm bắt những kiến thức đúng đắn về căn bệnh này.

Xem thêm: Chữa bệnh về mũi ở địa chỉ nào thì tốt đây?

viêm tai ngoài

Nguyên nhân gay viêm tai ngoài ở trẻ nhỏ

– Trẻ có thể bị viêm ống tai ngoài do bị nhiễm trùng, mắc bệnh da (bệnh chàm hay tăng tiết bã nhờn), nấm (Aspergillosis), vùng tai bị kích thích thường xuyên (ngoáy tai), hay có thể bị dị ứng, viêm tai giữa có mủ,…

– Tai trẻ bị vào nước, môi trường ống tai, độ ẩm trong tai bị thay đổi khi mẹ tắm gội cho con vô tình để nước chảy vào tai mà không chú ý làm khô ngay sau đó.

– Đồng thời hẹ miễn dịch yếu cũng là 1 nguyên nhân khiến trẻ có tỷ lệ mắc bệnh cao.

Triệu chứng viêm ống tai ngoài ở trẻ

– Cảm giác đầy tai, ngứa gáy, lùng bùng là những dấu hiệu đầu tiên của căn bệnh này ở trẻ. Mẹ sẽ thấy trẻ thường xuyên quấy khóc và dùng tay vò đầu bứt tai vì khó chịu.

– Ống tai sưng phồng và chảy mủ.

– Kéo vành tai rất đau khiến trẻ khóc thét.

– Khi ống tai sưng phồng có thể làm bít ống tai và làm đỏ 1 bên mặt của trẻ.

– Hạch cổ sưng to, trẻ khó thở.

– Bé quấy khóc liên hồi, lấy tay bịt hai tai lại khi bị viêm tai nặng các cơn đau sẽ triền miên và dữ dội.

viêm tai ngoài
Làm khô tai cho trẻ khi có nước trong tai

Điều trị viêm tai ngoài cho trẻ thế nào?

Thông thường bác sĩ sẽ cho trẻ dùng  thuốc kháng sinh nhỏ tai loại Cortisporin, Volsol hay Cipro, có thể kèm theo kháng sinh uống tùy từng trường hợp cụ thể.

Trường hợp ống tai sưng tấy nghiêm trọng thì phải cần đến sự trợ giúp của 1 cái bấc (dải vải quấn dài, dùng vải dễ thấm nước) để đưa thuốc vào ống tai. Bạn cần thấm lượng thuốc nhiều hơn bình thường, làm như vậy chừng 3-4 lần/ ngày.

Phòng bệnh viem tai ngoai cho trẻ

-Không để nước chảy vào tai trẻ, nếu có thì cần làm khô ngay.

– Khi trẻ đi bơi không để trẻ tiếp xúc lâu với nước, thường ít hơn 1 giờ đồng hồ.

– Lấy ráy tai, vệ sinh tai thường xuyên cho trẻ nhưng tuyệt đối không được nhỏ bất lỳ 1 loại thuốc nào vào tai trẻ khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

– Phòng bệnh cảm cúm và viêm tai giữa.

Chia sẻ bài viết trên:

Bình luận bài viết