Thuốc trị viêm tai giữa cần phải biết cách sử dụng, dùng đúng liều lượng, đúng thuốc, đúng thời điểm mới có thể mang đến hiệu quả điều trị tốt nhất cho bạn. Do đó, bạn cần phải biết đến các loại thuốc nên và không nên dùng khi bị viêm tai giữa nhé!
Thuốc trị viêm tai giữa dùng thế nào cho đúng?
Các bác sĩ chuyên khoa tai mui hong của phòng khám Giải Phóng nói rằng khi mắc viêm tai giữa bạn cần chú ý đến các loại thuốc trị viêm tai giữa có hiệu quả và các loại hỗ trợ tùy từng vi trí để đạt hiệu quả điều trị như mong muốn.
-
Thuốc điều trị tại chỗ
Tại mũi:
Theo các chuyên gia thì một trong những nguyên nhân gây ra bệnh viêm tai giữa là do viêm nhiễm vùng mũi, họng. Do hệ thống tai mũi họng có đường thông nhau nên vi khuẩn, virus từ mũi họng dễ dàng xâm nhập vào tai thông qua vòi nhĩ dẫn đến vùng tai giữa cũng bị viêm nhiễm. Vì thế, nếu xác định nguyên nhân gây bệnh viêm tai giữa có liên quan đến các bệnh về mũi họng thì bạn nên nhanh chóng điều trị từ nguyên nhân gây bệnh kết hợp điều trị, khống chế viêm nhiễm ở tai.
Thông thường các loại thuốc được dùng tại chỗ ở mũi là thuốc chống xung huyết, giảm phù nề, chống viêm như sunfarin, collydexa, otrivin 0,05%, naphtazoline,….
Tại tai:
Thường là dùng thuốc giảm đau và kháng viêm tại chỗ. Tuy nhiên, bạn không được sử dụng 1 cách tùy ý mà cần phải có chỉ định của bác sĩ. Đặc biệt là các loại thuốc nhỏ tai không được dùng bừa bãi khi tai bị thủng màng nhĩ vì có thể gây hại đến tai trong và ảnh hưởng đến não bộ.
-
Thuốc điều trị toàn thân
Kháng sinh:
Thường được dùng ở dạng uống hoặc tiêm. Các nhóm bao gồm nhóm apicillin, cepholosporin, nhóm quinolon, nhóm macrolid. Do tỷ lệ kháng thuốc (do đã dùng nhiều loại thuốc) ngày càng cao nên bác sĩ sẽ thường phải kết hợp với nhiều nhóm khác nhau để đạt hiệu quả điều trị như ý.
Thuốc chống viêm corticoid:
Chỉ được sử dụng ngắn ngày khoảng từ 7-10 ngày hoặc có thể thay thế bằng thuốc kháng viêm (non-steroid) và chymotrypsine,… Là những enzym thuỷ phân protein nhằm ngăn chặn các triệu do viêm, giúp phục hồi cấu trúc tai bị tổn thương.
Thuốc hạ sốt, giảm đau:
Tùy vào mức độ viêm nhiễm mà có thể dùng thuốc trị viêm tai giữa hỗ trợ bằng cách hạ sốt giảm đau. Thường dùng cho các trường hợp trẻ nhỏ, sốt cao bằng thuốc Paracetamol.
Thuốc kháng histamin:
Thuốc được sử dụng nhằm hạn chế xảy ra hiện tượng xuất tiết, đặc biệt là ở những trẻ có tiền sử bệnh lý.
Thuốc trị viêm tai giữa dạng nhỏ
Thuốc trị viêm tai giữa dạng nhỏ được dùng trong 2 trường hợp khác nhau là thủng màng nhĩ và không thủng màng nhĩ.
-
Trường hợp không thủng màng nhĩ
Dùng kết hợp với kháng sinh và kháng viêm tại chỗ. Trước khi có chỉ định dùng bác sĩ cần phải kiểm tra kỹ càng và xác định rõ bệnh nhân không bị thủng màng nhĩ mới được sử dụng. Vì nếu bị thủng màng nhĩ sẽ gây ra các biến chứng lớn dẫn đến điếc tai, rối loạn chắc năng não bộ, ảnh hưởng đến tiền đình.
Bên cạnh đó, nếu khi sử dụng có biểu hiện mẫn cảm với thành phần của thuốc nhỏ cần ngưng sử dụng và báo ngay cho bác sĩ và để có hướng giải quyết.
-
Trường hợp thủng màng nhĩ
Dùng các loại thuốc kháng sinh có thành phần an toàn cho ốc tai như ciplox, efexin, otofa, rifamycin,.
Việc dùng thuốc trị viêm tai giữa cần hết sức thận trọng dưới hướng dẫn và có sự theo dõi của bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo tính hiệu quả và tính an toàn.