Amidan và VA sùi vòm họng

VA là tên tắt từ tiếng Pháp Végétations Adénoides, Việt Nam gọi đây là sùi vòm họng. Nó là tổ chức bao gồm nhiều tế bào bạch cầu. Khi thở vào, không khí vào mũi, qua VA rồi mới vào phổi. Bình thường VA chỉ dày khoảng 4-5 mm, không cản trở đường thở. VA tuy rất mỏng, nhưng xếp theo hình lá nên diện tiếp xúc với bên ngoài rất rộng. Dưới đây là 1 số trích dẫn về Amidan và VA của phòng khám tai mũi họng Giải Phóng Hà Nội.

VA có từ lúc trẻ mới sinh nhưng rất nhỏ. Từ 6 tháng tuổi, nó phát triển dần theo nhiệm vụ miễn dịch. Đến 9-10 tuổi, VA teo dần và chỉ còn dấu vết ở tuổi dậy thì.

viem-amidan-3
Amidan và VA

Nhiệm vụ của VA là nhận diện vi khuẩn để tạo ra kháng thể, tiêu diệt vi khuẩn khi chúng tái xâm nhập. Nó cùng một số tổ chức khác cùng nhiệm vụ miễn dịch tạo thành một vòng (gọi là vòng Waldeyer), gồm VA, amidan vòi, amidan hầu, amidan lưỡi. Vòng này bao chung quanh đường thở và đường ăn. Tất cả các vi khuẩn vào từ mũi và từ miệng đều phải xuyên qua nó.

Không khí chứa vi khuẩn vào mũi, đi ngang qua VA trước khi vào phổi. Vi khuẩn sẽ bám vào VA dễ dàng nhờ diện tiếp xúc rộng của nó. Các tế bào bạch cầu chực sẵn, ‘bắt’ vi khuẩn và lôi chúng vào sâu để nhận diện và tạo kháng thể. Kháng thể này được nhân rộng và tỏa đi khắp nơi, nhiều nhất là ở vùng mũi họng. Khi vi khuẩn tái xâm nhập, chúng sẽ tự động vô hiệu hóa vi khuẩn và tiêu diệt ngay.

Do thường xuyên tiếp xúc với vi khuẩn nên VA hay bị viêm, nhưng rất nhẹ. Khi sức đề kháng suy yếu, vi khuẩn tràn ngập quá nhiều sẽ xâm nhập toàn bộ VA. Lúc này nếu bạch cầu không đủ sức ‘bắt’ tất cả vi khuẩn, chúng sẽ bám và cư trú tại VA, sinh sôi nảy nở và gây viêm bệnh lý. Khi đó, trẻ sẽ bị sốt, có khi rối loạn tiêu hóa (nôn trớ, tiêu chảy, đau bụng…) và động kinh.

Nếu viêm kéo dài, thể tích của VA sẽ tăng lên và ngăn cản không khí ra vào, khiến trẻ bị nghẹt mũi. Lượng nước có ở mũi không được bốc hơi, đọng lại ngày càng nhiều và chảy ra phía trước, gây chảy mũi trong. Nếu tình trạng nghẹt mũi kéo dài, vi khuẩn cộng sinh trong mũi sẽ trở thành vi khuẩn gây bệnh. Nước mũi trong trở thành nước mũi đục và chảy ra rất nhiều, sau đó nước mũi trở thành màu xanh.

Viêm VA còn có thể làm bít tắc lỗ thông vào tai giữa, gây viêm tiết dịch.

Nếu VA to, không khí vào ít, không cung cấp đủ ôxy cho cơ thể, trẻ sẽ trở nên lờ đờ, ngủ không ngon dẫn đến mệt mỏi.

Viêm VA có thể dẫn đến các biến chứng như viêm mũi, xoang, tai, amiđan, thanh quản. Nếu viêm lâu, trẻ thở bằng miệng, mũi ít được sử dụng nên qua nhiều năm chóp mũi trở nên nhỏ hơn, xương hàm trên phát triển kém, răng hàm trên mọc lởm chởm

Cằm có vẻ nhô ra và to hơn. Đó là vẻ mặt đặc trưng của trẻ viêm VA.

Khi nào nên nạo?

Các bác sĩ phòng khám tai mũi họng Giải Phóng chỉ ra: VA có nhiệm vụ rất quan trọng và cần thiết cho cơ thể; do đó không nên nạo bừa bãi. Chỉ nạo VA trong các trường hợp sau:

VA quá to, gây khó thở và viêm mũi.

VA quá to, gây nghe kém, viêm tai giữa cấp.

Có một trong các biến chứng sau: Viêm amiđan, viêm thanh quản cấp, rối loạn tiêu hóa, không tăng trọng.

Nạo VA là thủ thuật đơn giản, có thể tiến hành nhanh gọn trong vài phút, ít gây biến chứng, thời gian hậu phẫu ngắn.

Không phụ thuộc độ tuổi, trẻ nên cắt amiđan vào độ tuổi nào. Nên chọn phương pháp nào để an toàn, ít chảy máu, thời gian phẫu thuật ngắn? Đó là mối quan tâm hàng đầu của những phụ huynh. Cắt amiđan hoàn toàn không phụ thuộc vào tuổi. Trên thế giới, đã có trường hợp cắt amiđan nhỏ tuổi nhất là 06 tháng và trường hợp lớn tuổi nhất là 65 tuổi. Ở trẻ em, chỉ định này thường đặt ra khi trẻ có vấn đề tắc nghẽn (có hội chứng ngưng thở, giật mình, quấy khóc, đái dầm…).

>>>> Những điều cần lưu ý khi cắt amidan cho trẻ [click để được tư vấn miến phí] <<<<

viem-amidan4
Amidan và VA

Trẻ bị viêm amidan tái phát nhiều lần trong năm làm ảnh hưởng nhiều đến học tập, sức khỏe và tài chính cũng được bác sĩ chỉ định cắt amiđan. Nếu không cắt, viêm amiđan không những ảnh hưởng đến cuộc sống mà còn có thể biến chứng như viêm phế quản phổi, viêm cơ tim do vi trùng ở amiđan, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ. Cụ thể, trẻ chậm lớn, kém ăn, hay bị nôn ói do amiđan to dễ kích thích.

Ngoài ra, còn có những chỉ định cắt amiđan tuyệt đối như trong trường hợp nghi bị ung thư, hoặc những chỉ định rất nhỏ như hôi miệng do amiđan có nhiều ngách lắng đọng lại thức ăn, sỏi amiđan, nấm amiđan…

Các bác sĩ phòng khám tai mũi họng Giải Phóng chỉ ra: Trẻ có nhu cầu cắt amidan , nạo VA có thể được bác sĩ khám trước đó và lên lịch mổ trong dịp hè để không ảnh hưởng đến việc học tập của trẻ. Đối với VA, bác sĩ chỉ định nạo bộ phận này bị viêm nhiễm tái phát nhiều lần, gây biến chứng viêm tai giữa.


Khám tai mũi họngỞ trên chúng tôi đã chia sẻ với các bạn những kiến thức cơ bản với chủ đề “Amidan và VA“. Nếu bạn có thêm những câu hỏi khác về nội dung này, hãy liên hệ với các chuyên gia khoa khám tai (viêm tai ngoài) mũi, họng của phòng khám tai mũi họng Giải Phóng bằng việc kích chuột vào ảnh bên dưới.

Tư vấn khám tai mũi họng miễn phí tại phòng khám đa khoa Giải Phóng 709 giải phóng hà nội
Tư vấn khám tai mũi họng miễn phí tại phòng khám đa khoa Giải Phóng 709 giải phóng hà nội

Phòng khám đa khoa Giải Phóng là một trong những phòng khám tai mũi họng tốt nhất ở Hà Nội hiện nay. Với sự thăm khám và điều trị trực tiếp của đội ngũ y bác sỹ giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm, bệnh nhân có thể hoàn toàn yên tâm về kết quả điều trị. Bên cạnh đó là một hệ thống trang thiết bị y tế hiện đại, máy móc được nhập khẩu từ các nước tiên tiến trên thế giới, phòng khám luôn tự tin mang lại một môi trường khám và chữa bệnh đạt chuẩn tốt nhất cho người bệnh.

Với những ưu thế trên Phòng khám đa khoa Giải Phóng 709 Giải Phóng – Hà Nội là sự lựa chọn tốt nhất đối với bạn. Hãy gọi 0243-668-7878 để được tư vấn và giải đáp mọi thắc mắc của bạn.

Chia sẻ bài viết trên:

Bình luận bài viết