Viêm tai ngoài ác tính có lẽ vẫn là ẩn số đối với nhiều người. Bởi lẽ đây không phải căn bệnh quá phổ biến. Vậy để nhận diện một cách chính xác viêm tai ngoài ác tính như thế nào?
Xem thêm: Phân biệt viêm tai ngoài ác tính và viêm tai giữa như thế nào?
Viêm tai ngoài ác tính là gì?
Vốn dĩ viem tai ngoai ác tính là bệnh sản sinh ra do tình trạng nhiễm trùng, bệnh da (chàm hay tăng tiết bã nhờn ), nấm (Aspergillosis) hoặc sự kích thích do ngoáy tai hoặc động chạm các dụng cụ ngoáy tai vào tai, chảy mủ mạn từ tai giữa, việc cào, gãi tai gây xước da và nhiễm trùng.
Ở những người bệnh đái tháo đường hay rơi vào tình trạng suy giảm miễn dịch thì viêm tai ngoài mạn có thể rất nặng (viêm tai ngoài ác tính). Viêm tai ngoài ác tính thường là sự nhầm lẫn với khối u ác tính tuy nhiên, có thể hiểu đơn giản là do sự nhiễm khuẩn lan vào nền sọ.
Triệu chứng của bệnh viêm tai ngoài ác tính
– Triệu chứng lâm sàng ở bệnh nhân viêm tai ngoài ác tính là chảy tai, đau tai dữ dội về đêm, thậm chí sờ vào vành tai cũng khiến cho bệnh nhân vô cùng đau đơn. Bên cạnh đó, tình trạng tắc nghẽn ống tai ngoài gây ra bởi phù nề và ứ đọng có khả năng làm bệnh nhân nghe kém hoặc bị ù tai.
– Phát hiện hạch lympho ở cổ, cứng hàm vì viêm khớp thái dương hàm hoặc kích thích phần cơ nhai. Phần bị nhiễm trùng tấn công vào xương thái dương, nội sọ dẫn đến liệt thần kinh nội sọ do bài tiết các độc chất thần kinh hoặc hiện tượng chèn ép ở các lỗ thoát đáy sọ.
– Nhiễm trùng có thể lan đến khung sụn ống tai ngoài và xương thái dương là nguyên nhân hàng đầu gây viêm xương. Dấu hiệu đặc trưng của sự xâm lấn nhiễm trùng này là do sự hiện diện của mô hạt ở điểm tiếp hợp sụn xương ống tai ngoài. đây được coi là dấu hiệu vô cùng quan trọng để chẩn đoán viêm ống tai ngoài ác tính.
– Triệu chứng liệt thần kinh sọ cho tiên lượng rất kém, biến chứng nội sọ là nguyên nhân tử vong như: thuyên tắc xoang tĩnh mạch bên, xoang hang, ngoài ra tử vong còn có thể gặp trong quá trình điều trị các biến chứng như suy tủy xương lý do sử dụng kháng sinh dài ngày (khoảng 4 tuần hoặc hơn).
– Viêm tai ngoài ác tính thường xảy ra rõ rệt nhất ở bệnh nhân tiểu đường hoặc suy giảm miễn dịch như hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải, các bệnh lý ác tính hoặc đang hóa trị liệu.
Lời khuyên: Đối với bệnh viêm tai ngoài ác tính, các bạn cần nhanh chóng tiếp nhận điều trị của các chuyên gia tai mũi họng hàng đầu, tránh tình trạng bệnh càng ngày càng xấu đi.