Dấu hiệu viêm tai giữa ở trẻ không quá khó để nhận biết nhưng đa phần các mẹ thường hay bỏ qua do trẻ chưa thể nói hoặc các triệu chứng khá giống với các bệnh thông thường khác. Vậy làm sao để biết trẻ đang bị viêm tai giữa?
Dấu hiệu viêm tai giữa ở trẻ
Những dấu hiệu viêm tai giữa ở trẻ thường biểu hiện thông qua việc: trẻ bị sốt do viêm họng, viêm amidan, viêm mũi vài ngày trước đó. Chỉ khoảng tuần sau, bệnh có thể nặng thêm hoặc có dấu hiệu tái phát tuy đã khỏi. Bé sốt cao, đối với những trẻ lớn thì thường mệt mỏi, chán ăn; trẻ nhỏ quấy khóc, bỏ bú, ngủ không yên giấc. Tuy vậy, những dấu hiệu này lại rất giống với các bệnh khác nên thường bị các mẹ bỏ qua.
Việc xác nhận bệnh chỉ có thể dựa vào dấu hiệu định khu. Lúc này, em bé sẽ có biểu hiện đau tai dữ dội. Trẻ lớn hay nghiêng đầu về bên đau, có thể kêu đau liên tục. Thậm chí nhiều trẻ còn khóc thét lên, ngứa, cào tai và nhất định dứt ra. Ở những trẻ nhỏ, không biết kêu đau tai thì các con hay lấy tay quờ lên tai, dụi đầu về bên tai đau vì bệnh viêm tai giữa hết sức khó chịu. Tuy nhiên đây lại là những dấu hiệu phải quan sát thật kỹ mới có thể nhận ra nhận ra, vì vậy ngay cả khi chỉ nêu những triệu chứng thông thường, bác sĩ cũng không thể xác định đúng bệnh và nguyên nhân gây bệnh được.
Khi soi tai, bác sĩ sẽ phát hiện thấy màng nhĩ có biểu hiện sung huyết, bóng lên, phồng lên do có chứa mủ trong tai giữa. Đây chính là giai đoạn vô cùng quan trọng trong việc điều trị viêm tai giữa ở trẻ em. Nếu bỏ qua, có thể dẫn tới thủng màng nhĩ.
Phòng ngừa trẻ bị viêm tai giữa
Để phòng ngừa bệnh viêm tai giữa ở trẻ, bác sĩ bệnh viện tai mũi họng trung ương hà nội khuyên các mẹ nên tuân thủ đúng những điều sau:
– Để trẻ ngồi khi bú bình, không cho ngậm bình sữa khi đi ngủ, tránh tình trạng sữa chảy vào tai. Đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng viêm tai giữa ở trẻ
– Tránh để con tiếp xúc với trẻ bị bệnh.
– Trẻ phải được ở trong môi trường không có khói thuốc lá hoặc bị ô nhiễm.
– Sữa mẹ có rất nhiều kháng thể chống lại các bệnh xâm nhập vào cơ thể của trẻ vì thế, không nên cho trẻ cai sữa quá sớm.
– Giữ vệ sinh sạch sẽ cho con nhất là bàn tay, mũi họng.
– Dùng tăm bông tẩm nước muối sinh lí vệ sinh tai, mũi cho trẻ, nhưng sau đó phải dùng tăm bông sạch thấm khô tai tránh việc tích tụ nước gây viêm nhiễm.