Do ống tai ngoài dễ bị ẩm ướt và trở thành chỗ lý tưởng để vi khuẩn khu trú và phát triển vì vậy rất dễ dẫn đến tình trạng viêm ống tai ngoài. Vốn dĩ đây không phải căn bệnh quá khó để điều trị nhưng người bệnh cần hiểu được cách thức chữa bệnh cũng như các loại thuốc mang đến hiệu quả cao thì mới mong xóa tan nỗi lo về căn bệnh khó chịu này.
Viêm ống tai ngoài là gì?
Tình trạng viêm ống tai ngoài thường diễn ra khi bị vi khuẩn và nấm hoặc một số từ bệnh ngoài da khác tấn công khiến cho tai bị tổn thương.
Những nguyên nhân gây viêm tai ngoài là:
– Người bệnh thường thiếu hiểu biết dùng các vật cứng, nhọn ngoáy tai làm xước tai, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập
– Do hóa chất xâm nhập vào tai.
– Do tắm ở nguồn nước bẩn hoặc nước vào tai…
Khi bị viêm tai ngoài, bệnh nhan có thể xuất hiện cảm giác đau tai, đau đầu, phần da ở ống tai sưng đỏ, sưng tấy và có mụn nhọt.
Viêm ống tai ngoài điều trị sao cho đúng đây?
Thông thường, bệnh viêm ống tai ngoài do vi trùng và nấm gây nên. Chính vì vậy khi điều trị căn bệnh này, người bệnh phải chủ tâm loại bỏ căn nguyên gây bệnh mới có thể khiến cho tình trạng bệnh nhanh chóng được cải thiện.
Điều trị viêm ống tai ngoài do vi trùng
Đối với những bệnh nhân bị bệnh do vi trùng, việc sử dụng thuốc nhỏ tai chứa kháng sinh hoặc chất acid được coi là sự lựa chọn hàng đầu và vô cùng hữu ích.
Các loại thuốc này tường được nhỏ vào ống tai 3 lần một ngày, mỗi lần từ 2 đến 4 giọt. Bệnh nhân có thể nằm nghiêng sau đó lấy bông chấm vào thuốc rồi đặt vào ống tai.
Phụ thuộc vào mức độ trầm trọng của bệnh, các bác sĩ mới có thể quyết định lượng thời gian nhỏ thuốc, có khi chỉ kéo dài 5 ngày nhưng cũng có bệnh nhân phải điều trị 14 ngày mới đem lại hiệu quả.
Chuyên gia bệnh viện tai mũi họng hà nội cho rằng, đối với trường hợp viêm tai ngoài do vi trùng, bệnh nhân không cần và cũng không nên sử dụng kháng sinh đường uống, trừ khi bệnh không có chiều hướng thuyên giảm hoặc xuất hiện kèm theo viêm tai giữa mới nghĩ đến loại thuốc này.
Điều trị viêm ống tai ngoài do nấm
Trước hết, bệnh nhân cần được kỹ thuật viên hút hết các chất bẩn, dịch bẩn có trong ống tai, rồi mới tiếp tục nhỏ những thuốc có chứa chất acid vào ống tai mỗi ngày từ 3-4 lần liên tục trong vòng từ 5-7 ngày.
Nếu thuốc nhỏ tai không đem lại hiệu quả như mong muốn, có thể tình trạng bệnh đang xấu đi do tăng nặng hoặc xuất hiện ổ viêm nhiễm khác đồng thời nấm vẫn chưa được loại bỏ hoàn toàn, thì lúc này bệnh nhân cần có sự phụ trợ của các loại thuốc đặc trị.