Viêm mũi cấp (hay còn gọi là viêm mũi cấp tính) là một bệnh phổ biến thường gặp ở nước ta do quá trình đô thị hóa và khí hậu nóng ẩm, rất thuận lợi cho virus sinh sôi và phát triển. Căn bệnh này có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng nhiều nhất là ở trẻ em từ 6 tháng đến 8 tuổi.
Viêm mũi cấp bạn hiểu được bao nhiêu?
Viêm mũi cấp là bệnh xảy ra ở niêm mạc hốc mũi, thủ phạm chính thường là virus.
Với cấu trúc rất giàu mạch máu trong ở trong niêm mạc vì vậy niêm mạc mũi dễ bị các yếu tố từ tác động vào như độ ẩm, nhiệt độ, khói bụi, virus, vi khuẩn và các loại nấm mốc khác nhau…
Do đó, khi các chức năng (làm mềm, làm ấm, làm ẩm) của bộ phận này bị tác động quá mức dẫn đến hiện tượng lượng máu đến tổ chức cương lên quá nhiều, làm niêm mạc sung huyết và phù nề. Trong đó, chứng rối loạn hệ thống lông – nhầy ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng thở và đưa đến trạng thái bệnh lý. Vì vậy, viêm mũi cấp là điều hoàn toàn có thể xảy ra.
Nguyên nhân, triệu chứng của bệnh viêm mũi cấp
Những nguyên nhân khiến bạn mắc viêm mũi cấp thường là:
– Các loại virus được cho là thủ phạm hàng đầu gây viêm mũi cấp. Chúng tồn tại trong môi trường và chia ra làm nhiều loại đặc biệt là adenovirus, rất hay gặp, thậm chí có thể thấy ở những bệnh nhân bị viêm họng. Các loại virus khác cần kể đến như rhinovirus, enterovirus, , rheovirus, coronavirus và myxovirus.
– Ngoài ra, các chất kích thích hoặc các chất dễ gây dị ứng như: khói bụi, phấn ho thậm chí là sự thay đổi đột ngột của thời tiết… cũng có thể khiến viêm mũi cấp hoành hành.
– Cơ thể bệnh nhân suy yếu, ăn uống kém hay mất ngủ kéo dài hoặc nhiễm lạnh đột ngột…
Vậy làm sao để nhận biết căn bệnh này một cách chính xác nhất?
Bệnh nhân bị viêm mũi cấp thường có các biểu hiện như sau:
– Mệt mỏi, có biểu hiện sốt nhẹ, lạnh và ớn lạnh, đau nhức đầu, ăn uống kém.
– Cay nóng và ngứa ở mũi.
– Nghẹt mũi, có thể xuất hiện ở cả hai mũi hay một bên mũi, tăng nặng vào ban đêm khiến người bệnh buộc phải thở bằng miệng.
– Chảy nước mũi, lúc đầu chỉ là dịch trong nhưng sau đó lại xuất hiện dịch nhầy và có thể trở thành mủ.
– Xì mũi mạnh sẽ có lẫn cả máu tươi.
– Khứu giác suy giảm hoặc điếc mũi
– Dấu hiệu ngửi kém hay mất ngửi.
– Nếu niêm mạc hốc mũi bị sung huyết thì sàn mũi và khe dưới xuất hiện dịch nhầy hay ứ đọng mủ, cuống mũi dưới hai bên sưng nề, đỏ, che kín cửa mũi trước.
Lời khuyên: Mặc dù viêm mũi cấp thường chỉ diễn tiến trong khoảng 5 – 7 ngày rồi tự khỏi nhưng nếu vi khuẩn bội nhiễm thì quá trình này có thể kéo dài hơn và lan rộng ra đường hô hấp, gây biến chứng nặng nề như viêm thanh quản, phế quản, viêm mũi xoang, viêm tai giữa… Vì vậy, ngay khi bệnh nhân có những biểu hiện như trên, các bạn cần đến chuyên khoa tai mũi họng để kiểm tra kịp thời.
Mọi ý kiến thắc mắc xin gửi về hotline 1900 2662 của phòng khám Giải Phóng để được tư vấn miễn phí.