Chữa ù tai nhất định đừng quên những mẹo nhỏ này

Ù tai sinh lý thông thường không quá nguy hiểm vì vậy trong quá trình chữa ù tai cũng không đòi hỏi quá cao. Bạn chỉ cần một vài mẹo nhỏ là có thể đánh bật tình trạng này ngay rồi.

Xem thêm: Quá trình hình thành bệnh polyp mũi như thế nào?

Chữa ù tai nhất định đừng quên những mẹo nhỏ này

Ù tai sinh lý thông thường không quá nguy hiểm vì vậy trong quá trình chữa ù tai cũng không đòi hỏi quá cao. Bạn chỉ cần một vài mẹo nhỏ là có thể đánh bật tình trạng này ngay rồi.

– Dùng hai lòng bàn tay đặt lên hai tai sau đó từ từ xoa nhẹ vành tai theo đường tròn trong khoảng 1 phút đến khi hai tai có cảm giác nóng dần lên. Tiếp đến, bạn dùng ngón tay giữa để bịt kín lỗ tai rồi nhanh chóng kéo tay ra, cứ như vậy lặp đi lặp lại khoảng chừng 50 lần là được.

chữa ù tai thế nào
Chữa ù tai bằng những mẹo nhỏ

– Ngoài ra, bạn cũng có thể áp dụng phương pháp gõ trống tai. Đây là cách vô cùng hữu hiệu đối với những người hay bị ù tai bằng cách úp hờ lòng bàn tay vào hai tai để sao các ngón tay xuôi về phía sau và hơi khum lại. Rồi bạn ấn thành nhịp lần lượt một nặng một nhẹ khoảng 30 lần. Cuối cùng, bạn dùng  ngón trỏ và ngón giữa gõ nhẹ vào phía sau tai 30 lần.

– Trường hợp bạn bị ù tai kéo dài có thể trị mẹo rang một muối hột lên rồi cho vào 1 chiếc túi nhỏ sau đo chườm nhẹ quanh tai khi muối còn ấm. Hơi nóng sẽ có tác dụng giảm ù tai ngay. Tuy nhiên, bạn phải lưu ý không nên để nóng quá sẽ làm bỏng rát tai.

Những lưu ý khi chữa ù tai

Thực chất, những mẹo nhỏ trên đây chủ yếu áp dụng với những trường hợp ù tai do sinh lý thông thường, nghĩa là các trường hợp như bơi lội bị nước vào, đi máy bay, thang máy, do ảnh hưởng nhất định từ tiếng ồn hoặc môi trường bên ngoài.

Bạn không thể áp dụng máy móc những cách đó trong trường hợp ù tai gây ra bởi các vấn đề bệnh lý chẳng hạn như:

– Các bệnh liên quan về tai: viêm tai giữa, viêm ống tai ngoài, thủng màng nhĩ…

cách chữa ù tai
Hỏi ý kiến bác sĩ khi bị ù tai bệnh lý

– Bệnh xơ cứng tai khiến xương trong tai bị xơ cứng và không hoạt động đúng chức năng của mình được nữa.

– Sự mất cân bằng các chất dịch ở trong tai.

– Rối loạn khớp thái dương hàm…

Để biết rõ nhất đối với những căn bệnh này nên xử trí ra sao, bạn hãy hỏi ý kiến tư vấn từ các bác sĩ chuyên khoa, nhất định không được tự ý chữa bệnh tại nhà hoặc mua thuốc không được kê đơn. Như vậy sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới thính lực của bạn.

Mọi ý kiến thắc mắc xin quý vị gửi về hotline 1900 2662 của phòng khám 709 giải phóng hà nội để được các chuyên gia tư vấn miễn phí.

Chia sẻ bài viết trên:

Bình luận bài viết