Điếc và phân loại bệnh điếc

Người điếc là người không có khả năng nghe  như người có sức nghe bình thường. Vậy bệnh điếc được phân làm mấy loại. Hãy cùng các bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng của phòng khám đa khoa Giải Phóng Hà Nội.

1. Có nhiều mức độ điếc khác nhau

  • Nghe bình thường: có thể nghe được cả lời nói thầm
  • Điếc nhẹ: chỉ nghe được lời nói bình thường khi đứng cách 1 mét
  • Điếc trung bình: Chỉ có thể nghe nói lớn khi đứng cách 1mét
  • Điếc nặng: chỉ có thể nghe khi được hét sát vào tai.
  • Điếc sâu (rất nặng) : Không nghe được cả những từ hét sát tai
  • Điếc mức độ nào được coi là tàn tật ?
 bệnh điếc
Điếc và phân loại bệnh điếc

Người lớn: khi chỉ nghe được tiếng nói lớn hoặc các từ thét lên

Trẻ em: Khó khăn  nghe khi giao tiếp bình thường

2. Có mấy loại điếc

–   Điếc dẫn truyền:

  • Nguyên nhân: bệnh tích nằm ở tai ngoài và tai giữa, ngăn cản đường truyền của âm thanh đến tai trong như nút ráy tai, viêm tai giữa.v.v…
  • Mức độ điếc: từ  nhẹ đến vừa, có thể điếc tới 60-70 dB
  • Một số trường hợp có thể chỉ bị điếc tạm thời.
  • Điều trị: Nhiều trường hợp tùy theo nguyên nhân, có thể bằng thuốc hay phẫu thuật
  • Máy nghe đối với dạng điếc này rất tốt

–  Điếc tiếp nhận ốc tai

  • Nguyên nhân: bệnh tích nằm ở tai trong làm âm thanh truyền đến tai trong không biến đổi được thành các xung điện ví dụ như điếc già (lão thính) , Điếc nghề nghiệp (các tế bào của ốc tai bị hư hại do tiếng ồn), điếc do nhiễm khuẩn hoặc virus (quai bị, viêm màng não, giang mai…)
  • Mức độ điếc: nhẹ, vừa, nặng, sâu, thậm chí điếc hoàn toàn
  • Thường là điếc vĩnh viễn
  • Điều trị: Tùy theo nguyên nhân, một số trường hợp có thể điều trị thuốc. Giải phẫu không tác dụng.
  • Máy nghe: có thể giúp trong các trường hợp điếc nhẹ đến nặng
  • Cấy điện ốc tai rất tốt trong các trường hợp điếc nặng và sâu

–  Điếc thần kinh sau ốc tai : rất hiếm

  • Nguyên nhân: dây thần kinh thính giác không có hoặc bị hư hại vì thế tín hiệu không thể đưa lên não (u dây thần kinh thính giác. Tổn thương ở thân não (tắc mạch,u, nhiễm khuẩn, xơ cứng rải rác). Tổn thương ở vỏ não (viêm não, viêm màng não, chấn thương, xuất huyết, tắc mạch, u, thiếu máu…)
  • Máy nghe: có tác dụng rất ít
  • Cấy điện ốc tai: không ích lợi gì
  • Cấy điện thân não: có thể giúp ở vài trường hợp
bệnh điếc
Bệnh điếc có mấy loại

– Điếc hỗn hợp: thường hay gặp

  • Nguyên nhân: có thương tổn tai ngoài, hoặc tai giữa, hoặc cả tai ngoài và tai giữa với  thương tổn tai trong
  • Đặc điểm: có cả đặc điểm của điếc dẫn truyền lẫn đặc điểm của điếc thần kinh ốc tai.

>>>> Trị bệnh điếc hiệu quả? [click để được tư vấn miễn phí]<<<<


Khám tai mũi họngỞ trên chúng tôi đã chia sẻ với các bạn những kiến thức cơ bản với chủ đề “Điếc và phân loại bệnh điếc“. Nếu bạn có thêm những câu hỏi khác về nội dung này, hãy liên hệ với các chuyên gia khoa phòng khám tai mũi họng Giải Phóng bằng việc kích chuột vào ảnh bên dưới.

Tư vấn khám tai mũi họng miễn phí tại phòng khám đa khoa Giải Phóng 709 giải phóng hà nội
Tư vấn khám tai mũi họng miễn phí tại phòng khám đa khoa Giải Phóng 709 giải phóng hà nội

Phòng khám đa khoa Giải Phóng là một trong những phòng khám tai mũi họng tốt nhất ở Hà Nội hiện nay. Với sự thăm khám và điều trị trực tiếp của đội ngũ y bác sỹ giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm, bệnh nhân có thể hoàn toàn yên tâm về kết quả điều trị các bệnh về tai mũi họng. Bên cạnh đó là một hệ thống trang thiết bị y tế hiện đại, máy móc được nhập khẩu từ các nước tiên tiến trên thế giới, phòng khám luôn tự tin mang lại một môi trường khám và chữa bệnh đạt chuẩn tốt nhất cho người bệnh.

Với những ưu thế trên Phòng khám đa khoa Giải Phóng 709 Giải Phóng – Hà Nội là sự lựa chọn tốt nhất đối với bạn. Hãy gọi 0243-668-7878 để được tư vấn và giải đáp mọi thắc mắc của bạn.

Chia sẻ bài viết trên:

Bình luận bài viết