Trẻ phát âm sai, phản ứng chậm dễ bị bệnh điếc

Trẻ có nguy cơ bị bệnh điếc khá cao, khi bé yêu dưới 6 tháng tuổi không có phản ứng với thế giới âm thanh như dửng dưng khi được gọi hoặc không có phản xạ trước những tiếng động ở cự ly gần thì cha mẹ nên cảnh giác vì rất có thể trẻ bị điếc.

Điếc có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi. Bệnh điếc  ở trẻ nhỏ có rất nhiều nguyên nhân: điếc ở trẻ em dưới 2 tuổi thường là bẩm sinh (do bệnh di truyền, bệnh trong thời kỳ bào thai, do đẻ non, đẻ khó, bị ngạt…) hoặc xuất hiện ở tuổi chưa phát triển đầy đủ ngôn ngữ (trước 5 tuổi) do viêm tai, viêm não – màng não. Ngoài ra, các bệnh nhiễm virus (như sởi, quai bị) hay nhiễm độc, chịu tiếng ồn quá mức, tổn thương thần kinh thính giác… đều có thể gây điếc.

Những dấu hiệu nhận biết trẻ bị bệnh điếc

 

bệnh điếc
Trẻ phát âm sai có nguy cơ bị điếc

 

Nếu nghe kém hoặc điếc, ở trẻ sẽ có những dấu hiệu rất dễ nhận ra nếu cha mẹ chú ý quan sát con. Dấu hiệu nhận biết bệnh điếc ở trẻ rất khác nhau, tùy theo từng độ tuổi.

*Trẻ dưới một tuổi

Trẻ không có biểu hiện gì với âm thanh như quay đầu hay nhìn về phía phát ra tiếng động, không tỉnh giấc khi nghe thấy tiếng ồn, không giật mình khi nghe tiếng động lớn hoặc không có biểu hiện lắng nghe tiếng mẹ nói.

*Tuổi bé đi nhà trẻ, mẫu giáo

Không chú ý khi người khác nói, không vâng lời hay làm theo yêu cầu do không nghe hay không hiểu người khác nói gì. Thông thường, trẻ khoảng 2 tuổi là phải biết làm theo những yêu cầu đơn giản mà không cần gợi ý bằng hình ảnh hay hành động.

Trẻ có biểu hiện phát triển mạnh ngôn ngữ nét mặt và điệu bộ, hoặc dễ cáu gắt, hung dữ do khó giao tiếp, khó hiểu ý người khác và làm người khác hiểu mình.

Khó khăn trong phát triển ngôn ngữ cũng là một dấu hiệu đáng lo ngại. Chẳng hạn trẻ đã 2 tuổi mà vẫn không biết nói những từ đơn giản như: bà, mẹ…

>>>> Khi trẻ có những dấu hiệu như trên bạn hãy? [click để được tư vấn miễn phí] <<<<

*Các dấu hiệu đáng lo ngại ở tuổi đi học

Trẻ nói rất to, hay dùng ngôn ngữ cử chỉ, điệu bộ, diễn đạt khó khăn, hay phát âm sai, thiếu tập trung, hay lơ đễnh.

Học kém, chậm tiếp thu, thiếu vâng lời do chỉ tiếp nhận một phần nhỏ lời giảng của giáo viên.. Một số trẻ ít nói, ngại giao tiếp hoặc cáu kỉnh. Một số trẻ có sự rối loạn về tính tình do bị quở trách, trêu chọc.

Ngoài ra, cha mẹ cần lưu ý khi trẻ có dị hình vành tai hay ống tai ngoài, viêm mũi – họng, đau hoặc viêm tai ngoài, viêm tai giữa..

Khi nghi ngờ trẻ có vấn đề về thính giác, cha mẹ cần đưa trẻ đến các cơ sở thính học, tai mũi họng chuyên sâu để xác định tình hình, mức độ để có những biện pháp kịp thời trong định hướng nuôi dạy trẻ.


Khám tai mũi họngỞ trên chúng tôi đã chia sẻ với các bạn những kiến thức cơ bản với chủ đề “Trẻ phát âm sai, phản ứng chậm dễ bị bệnh điếc“. Nếu bạn có thêm những câu hỏi khác về nội dung này, hãy liên hệ với các chuyên gia khoa phòng khám tai mũi họng Giải Phóng bằng việc kích chuột vào ảnh bên dưới.

Tư vấn khám tai mũi họng miễn phí tại phòng khám đa khoa Giải Phóng 709 giải phóng hà nội
Tư vấn khám tai mũi họng miễn phí tại phòng khám đa khoa Giải Phóng 709 giải phóng hà nội

Đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm, thiết bị máy móc nhập khẩu từ nước ngoài, chuyên gia tư vấn miễn phí trực tuyến và hơn thế nữa là sự quan tâm chăm sóc, tận tình từ đội ngũ nhân viên. Với những ưu thế trên Phòng khám Đa khoa Giải Phóng là sự lựa chọn tốt nhất đối với bạn. Hãy gọi 0243-2969-666 để được tư vấn và giải đáp mọi thắc mắc của bạn

Chia sẻ bài viết trên:

Bình luận bài viết