+ Polyp mũi bản thân nó chỉ là những mô thịt mềm, lành tính nhưng nếu như không được điều trị thì nó sẽ phát triển và có thể sinh ra nhiều biến chứng. Polyp mũi khi mới hình thành còn nhỏ sẽ không gây ra vấn đề gì nghiêm trọng, ít khi gây biến chứng, nhưng nếu polyp phát triển lớn hoặc nhiều polyp nhỏ (đa polyp) ở mũi thường gây ngạt tắc mũi, chặn dòng chảy bình thường của không khí hoặc chất lỏng thoát ra khỏi các xoang hoặc khoang mũi. với những Polyp lớn thì có thể gây ra nhiều biến chứng đáng sợ sau:
– Viêm xoang cấp, mãn tính
– Tắc nghẽn mũi, ngưng thở khi ngủ
– Biến đổi cấu trúc của mặt gây hiện tượng song thị (nhìn đôi) hoặc 2 mắt xa nhau bất thường (Biến chứng này hiếm gặp và thường xảy ra nhất ở những bệnh nhân xơ nang phổi).
– Có khả năng liên kết với xơ nang.
– Viêm tai, viêm đường hô hấp, viêm xoang nhiễm trùng, kích hoạt cơn suyễn.
– Polyp mũi là bệnh lý gây biến chứng và làm nặng thêm các bệnh về viêm mũi, viêm xoang khác.
2. Phương pháp điều trị bệnh polyp mũi
+ Mục tiêu điều trị bệnh polyp mũi là để giảm kích thước hoặc loại bỏ khối polyp mũi và điều trị các rối loạn, chẳng hạn như dị ứng, có thể góp phần vào tình trạng viêm mạn tính ở đường mũi và xoang.
+ Điều trị bệnh polyp mũi có 2 phương pháp chính là nội khoa dùng thuốc và tiểu phẫu. Những trường hợp dùng thuốc là những polyp còn nhỏ và cần tuân thủ chặt chẽ hướng dẫn của bác sĩ. Đối với những polyp lớn gây khó thở, giảm hoặc mất khứu giác, ù tai… hoặc biến chứng cần phải thực hiện tiểu phẫu nội soi để cắt polyp và mổ xoang tạo sự thông thoáng trong mũi xoang và giảm khả năng tái phát polyp.
Xem thêm tại:
=>Chẩn đoán và điều trị bệnh polyp mũi
3. Phương pháp dùng thuốc điều trị bệnh polyp mũi
+ Nếu có một hoặc nhiều polyp mũi nhỏ, có thể dùng thuốc xịt mũi chứa corticosteroid như fluticasone (Flonase), triamcinolone (Nasacort), budesonide (Rhinocort), flunisolide (Nasarel) hoặc mometasone (Nasonex). Các thuốc này giảm phản ứng viêm, tăng luồng không khí qua mũi và có thể làm teo nhỏ bớt polyp.
+ Tác dụng phụ của thuốc xịt mũi chứa steroid ít hơn nhiều so với thuốc uống, nhưng có thể bao gồm: chảy máu mũi, nhức đầu hoặc viêm họng.
+ Các thuốc khác dùng điều trị polyp mũi bao gồm:
– Corticosteroids uống. Đôi khi cần dùng đến corticosteroid uống, đơn độc hoặc kết hợp với thuốc xịt mũi. Do steroid uống có thể gây những tác dụng phụ nghiêm trọng, thường chỉ nên dùng ngắn hạn, thường không lâu hơn vài tuần.
4. Phương pháp tiểu phẫu bệnh polyp mũi
+ Các lựa chọn cho phẫu thuật cắt polyp bao gồm:
– Cắt Polyp. Polyp nhỏ và đơn độc được cắt bỏ dễ dàng bằng cách dùng một dụng cụ cơ học nhỏ để hút hoặc một máy vi cắt lọc (microdebrider). Thủ thuật này có tên gọi là cắt polyp mũi, thực hiện trên cơ sở ngoại trú. Sau khi cắt polyp, phải điều trị tình trạng viêm, thường sử dụng thuốc xịt mũi có chứa corticosteroid và đôi khi cần dùng đến thuốc kháng sinh và thuốc corticosteroid đường uống. Polyp mũi, ngay cả khi được điều trị triệt để vẫn thường tái phát, đòi hỏi phải phẫu thuật lại.
– Phẫu thuật Nội Soi Xoang (Endoscopic sinus surgery). Đây là một phẫu thuật rộng hơn, không những cắt polyp mà còn mở cả phần xoang nơi polyp thường hình thành. Nếu xoang nghẹt và viêm, cần mở rộng thêm hốc xoang (sinus cavity).
– Trong cả hai trường hợp, bác sĩ dùng một ống cứng, mỏng có gắn camera gọi là ống nội soi. Do phẫu thuật nội soi chỉ rạch những đường rất nhỏ nên vết mổ sẽ lành nhanh và ít đau đớn khó chịu hơn các kiểu phẫu thuật khác. Quá trình điều trị của người bệnh nên theo sự chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
Xem chi tiết: Phẫu thuật polyp mũi ở đâu?
5. Giải pháp phòng ngừa bệnh polyp mũi
+ Làm gihttp://benhtaimuihong.com/wp-admin/post.php?post=409&action=editảm sự hình thành polyp mũi là điều trị triệt để các bệnh viêm mũi, viêm xoang, tránh tiếp xúc với dị ứng nguyên và các chất gây ô nhiễm, đeo khẩu trang trong môi trường có nhiều bụi.
+ Xông hơi, rửa nước mũi bằng nước muối sinh lý ấm, dùng thức ăn, thức uống nóng như trà, súp, …
+ Nghỉ ngơi tối đa, lưu ý tránh các luồng khí lạnh, không nên để mũi đối diện trực tiếp với luồng gió hoặc máy lạnh, máy quạt khi nằm ngủ hoặc khi ngồi làm việc.
+ Cần giữ ấm cơ thể khi đi ngoài trời lạnh, trời mưa, đặc biệt với những ai làm việc quá khuya hoặc quá sớm vì đây là thời điểm dễ bị cảm và chuyển thành viêm mũi xoang.
+ Đeo khẩu trang khi đi ra ngoài, tránh những ô nhiễm, bụi bặm của môi trường, khói thuốc lá, các chất hóa học,…
+ Khi đang bị viêm xoang, cần tránh đi tắm ở các hồ bơi.
+ Tránh stress khi làm việc quá sức, căng thẳng.
Ở trên chúng tôi đã chia sẻ với các bạn những kiến thức cơ bản với chủ đề “Cách chữa viêm họng hạt mãn tính hiệu quả nhanh nhất“. Nếu bạn có thêm những câu hỏi khác về nội dung này, hãy liên hệ với các chuyên gia khoa phòng khám tai mũi họng Giải Phóng bằng việc kích chuột vào ảnh bên dưới.
Phòng khám đa khoa Giải Phóng là một trong những phòng khám tai mũi họng tốt nhất ở Hà Nội hiện nay. Với sự thăm khám và điều trị trực tiếp của đội ngũ y bác sỹ giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm, bệnh nhân có thể hoàn toàn yên tâm về kết quả điều trị. Bên cạnh đó là một hệ thống trang thiết bị y tế hiện đại, máy móc được nhập khẩu từ các nước tiên tiến trên thế giới, phòng khám luôn tự tin mang lại một môi trường khám và chữa bệnh đạt chuẩn tốt nhất cho người bệnh.
Với những ưu thế trên Phòng khám đa khoa Giải Phóng 709 Giải Phóng – Hà Nội là sự lựa chọn tốt nhất đối với bạn. Hãy gọi 0243-668-7878 để được tư vấn và giải đáp mọi thắc mắc của bạn.