Viêm tai giữa cấp tính để lâu sẽ chuyển thành bệnh mạn tính, rất khó xử lý triệt để, ngoài ra còn có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, có thể đe dọa tính mạng. Vậy phòng tránh bệnh này có khó không? Đó cũng chính là thắc mắc của nhiều người.
Bệnh viêm tai giữa cấp tính phòng tránh có khó không?
Theo các chuyên gia chăm sóc sức khỏe hàng đầu về tai-mũi-họng, không thể nào ngăn ngừa hết những nguy cơ gây ra bệnh. Tuy nhiên, có nhiều biện pháp hữu hiệu để phòng tránh bệnh viêm tai giữa cấp tính, chúng ta tham khảo và áp dụng:
- Đối với trẻ nhỏ, chú ý cho trẻ bú đúng cách và không cho trẻ ăn khi trẻ đang nằm ngửa.
- Rửa tay và giữ cho đồ chơi của trẻ sạch sẽ, vì các virus gây nhiễm trùng đường hô hấp (cúm / lạnh) có thể lây lan qua quá trình tiếp xúc.
- Không cho trẻ ở chung phòng với các trẻ hoặc người lớn khác mắc bệnh, vì nhiễm trùng đường hô hấp có khả năng lây lan qua không khí.
- Cho trẻ bú bằng sữa mẹ rất hữu ích trong việc giảm nguy cơ nhiễm trùng tai vì sữa mẹ giúp trẻ có sức đề kháng cao. Theo khuyến cáo của bộ y tế, trẻ em cần được bú trong suốt năm đầu tiên sau sinh. Chỉ cần vài tuần cho trẻ bú sữa mẹ cũng giúp giảm đáng kể nguy cơ nhiễm trùng tai.
- Tiêm chủng cho trẻ đầy đủ các loại vắc-xin phế cầu khuẩn và bệnh cúm vì đó là cách tốt nhất giúp phòng chống viêm tai giữa ở trẻ em.
- Không nên để trẻ tiếp xúc với khói thuốc, bụi bẩn, hay ở môi trường ẩm mốc, ô nhiễm…
- Phòng tránh và triệt tiêu các bệnh về mũi họng như viêm họng, viêm mũi, đặc biệt ở thời điểm giao mùa.
- Vệ sinh cơ thể và giữ ấm cơ thể cho trẻ trong tiết trời lạnh.
Nếu chúng ta ghi nhớ và thực hiện đúng những biện pháp trên thì khả năng phòng tránh được bệnh viêm tai giữa cấp tính sẽ rất cao. Trong trường hợp phát hiện các dấu hiệu bệnh, cần nhanh chóng xử điều trị bệnh.
Điều trị bệnh viêm tai giữa cấp tính như thế nào?
Điều trị viêm tai giữa cấp tính thông thường, bác sỹ chuyên khoa tai mũi họng sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp với từng bệnh nhân cụ thể và tình trạng bệnh lý. Phương pháp hiệu quả lớn nhất vẫn là điều trị tận gốc nguyên nhân gây bệnh. Nếu bệnh viêm tai giữa do viêm vòi nhĩ cần tiến hành thông tắc vòi nhĩ, loại bỏ viêm nhiễm.
Viêm tai giữa do thủng màng nhĩ, thì cần thiết phải phẫu thuật tạo hình màng nhĩ dựa theo nguyên tắc khôi phục màng nhĩ và nâng cao thính lực. Thông qua hình ảnh rõ nét HD của kính hiển vi Leica, cùng với sự hỗ trợ của hệ thống giám sát dự phòng thông minh để tiến hành giám sát kịp thời dây thần kinh trong khu vực phẫu thuật. Tiêu diệt hiệu quả tổ chức bệnh lý trong tai giữa và xương xung quanh mà không gây tổn thương đến dây thần kinh mặt và các kết cấu tổ chức thông thường khác, nhờ đó giúp khôi phục màng nhĩ và phục hồi chuỗi xương nghe.
Phòng tránh viêm tai giữa cấp tính là điều ai cũng nên làm, nếu không may mắc bệnh cần đến ngay cơ sở chuyên khoa để được hỗ trợ điều trị hiệu quả.