Viêm amidan là căn bệnh về đường học thường gặp ở mọi lứa tuổi, phổ biến nhất là trẻ em vì lúc này hệ thống miễn dịch của trẻ còn chưa hoàn thiện. Viêm amidan ở trẻ em nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ để lâu có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
Vậy khi trẻ bị viêm amidan thì nên làm gì là thắc mắc thường gặp của các bậc cha mẹ, bài viết sau các bác sĩ phòng khám tai mũi họng sẽ giúp bạn hiểu rõ về căn bệnh này hơn.
Triệu chứng viêm amidan ở trẻ nhỏ
Khi bị viêm amidan thì không quá khó để phát hiện ra bệnh, bạn chỉ cần quan sát một số triệu chứng điển hình sau:
Trẻ bị đau tai, đau đầu và kèm theo sốt, khi cha mẹ kiểm tra họng sẽ thấy họng bị sưng đỏ và có một lớp màu trắng hoặc vàng phủ lên được hình thành trên amidan.
Giọng nói của trẻ thay đổi và khi nói có thể phát ra mùi hôi khó chịu.
Ngoài ra khi trẻ bị viêm amidan còn có triệu chứng đau bụng và buồn nôn, cơ thể mệt mỏi, lười ăn…
Một số trường hợp trẻ bị viêm họng thì ở khu vực amidan và vùng vòm họng của trẻ xuất hiện mụn phỏng.
Nếu tình trạng này không điều trị kịp thời dứt điểm có thể gây viêm loét làm trẻ bị đau rát và sốt cao.
Trường hợp trẻ bị viêm amidan mãn tính thì trẻ có biểu hiện ngày khi ngủ, thở khò khè và chủ yếu thở bằng miệng.
Khi trẻ nói chuyện thì phát âm khó, tình trạng viêm amidan mãn tính nếu không điều trị kịp thời có thể gây ra tình trang ngưng thở khi ngủ và làm ảnh hưởng tới chức năng tai của trẻ như bị viêm tai giữa.
Làm gì khi trẻ bị viêm amidan?
Khi bé bị viêm amidan cha mẹ cần chú ý những điểm sau đây:
Cho trẻ tới cơ sở y tế để khám họng xem amidan hai bên có bị sưng to hay không, amidan có bị nổi mụn trắng không và cần tránh nhầm lẫn với bệnh viêm họng thông thường.
Kiểm tra nhiệt độ cơ thể cho trẻ, nếu trẻ sốt cao trên 38 độ cha mẹ nên cho trẻ uống thuốc hạ sốt, lau mát người bằng nước ấm và mặc đồ thoáng cho trẻ.
Cha mẹ nên kiểm tra xem trẻ có bị nổi hạch hàm hay không bằng cách ấn nhẹ vào hàm.
Chú ý xem tai và màng nhĩ của trẻ xem có bị viêm nhiễm chảy mủ hay không.
Cha mẹ nên cho trẻ uống nhiều nước để giúp cơ thể bài tiết tốt và nhanh chóng hạ sốt.
Nên cho trẻ ăn thức ăn lỏng như cháo, sữa, tuyệt đối không nên ép trẻ ăn nhiều vào lúc này.
Nên cho trẻ súc miệng bằng nước muối sinh lý, giữ vệ sinh họng ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn gây bệnh.
Cần chú ý tới chế độ ăn uống của trẻ tránh những thức ăn nóng cay làm ảnh hưởng tới quá trình điều trị bệnh của trẻ.