Bé bị viêm họng mẹ cần chú ý đến những điều cơ bản như nguyên nhân gây bệnh, triệu chứng của bệnh, cách phòng tránh, dieu tri viem hong như thế nào cho đúng.
5 điều mẹ cần chú ý khi trẻ bị viêm họng
Khi bé bị viêm họng mẹ cần phải chú ý đến những điều sau:
-
Triệu chứng bé bị viêm họng
Viêm họng là chỉ tình trạng sưng hoặc nhiễm trùng các mô trong họng của trẻ. Trẻ sẽ có dấu hiệu đau sưng họng, nhức đầu, hạch ở cổ và dưới hàm sưng và đau, hai hạch nhân to, sần sùi và tiết dịch.
Ở trẻ tử 3-6 tháng tuổi nếu có hiện tượng sốt trên 38,50C thì rất đáng lo ngại. Đối với trẻ trên 6 tháng tuổi sốt 390C thì cần phải nhanh chóng hạ sốt để đảm bảo na toàn, tránh tình trạng co giật ở trẻ và đưa đến cơ sở y tế ngay.
-
Nguyên nhân gây viêm họng ở trẻ
Bệnh viêm họng ở trẻ em phần lớn là do virus gây nên như: virus cúm, adeno, rhino, sởi,…liên cầu, tụ cầu, phế cầu cũng chiếm 1 tỉ lệ không nhỏ. Ngoài ra, thời tiết, khí hậu thay đổi, chuyển mùa cũng khiến trẻ dễ mắc bệnh viêm họng.
-
Khi nào cần đưa trẻ đến bệnh viện
Trường hợp trẻ sốt cao hoặc xuất hiện các phát ban trên người thì cần nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế để gặp bác sĩ. Hậu quả như viêm amidan hay làm tổn thương phổi là biến chứng khó lường của căn bệnh này mà bạn cần phải nhớ.
-
Bé bị viêm họng nên điều trị thế nào?
Đa số các trường hợp bé bị viêm họng và viêm đường hô hấp trên là do virus, vì vậy bệnh ở mức độ nhẹ, bạn không cần cho trẻ uống kháng sinh. Các mẹ có thể áp dụng một số mẹo hay bài thuốc dân gian đơn giản như dùng gừng và mật ong, chanh và mật ong để chữa cho bé an toàn.
Đảm bảo cho trẻ chế độ nghỉ ngơi hợp lý, ngăn ngừa và hạ sốt an toàn cho trẻ. Chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, ưu tiên những thức ăn mềm, dễ nuốt. Với trẻ sơ sinh, nếu bị viêm họng và sưng đau mẹ cần cho trẻ bú nhiều sữa hơn để tránh họng bị khô. Với trẻ bước vào tuổi ăn dặm thì các thực phẩm cần phải được nghiền min, nấu loãng, mềm để bé dễ nuốt hơn.
-
Cách phòng tránh bệnh viêm họng ở trẻ
– Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với đám đông và nhớ đeo khẩu trang khi cho bé ra ngoài vào những ngày nắng nóng, nhiệt độ lạnh.
– Không nên cho trẻ ăn nhiều đồ lạnh như kem, nước đá.
– Cho trẻ uống nhiều nước, vận động, vệ sinh răng miệng sau mỗi bữa ăn, vệ sinh tay chân sạch sẽ.
-Phòng tránh và điều trị bệnh về mũi họng theo chỉ định của bác sĩ chuyen khoa tai mui hong.