Mách mẹ những loại thuốc chữa viêm họng cấp ở trẻ

Viêm họng cấp là bệnh rất nhiều trẻ nhỏ mắc phải đặc biệt là vào mùa đông. Đa số những trường hợp viêm họng cấp ở trẻ là do virut (cúm, sởi) và vi khuẩn là phế cầu, liên cầu những vi khuẩn đã trú ngụ sẵn trong họng.

Viêm họng cấp ở trẻ nhỏ

Họng nơi giao nhau giữa đường ăn và đường thở, là nơi đầu tiên không khí, thức ăn và nước uống nước uống đi vào. Rất thuận tiện để vi khuẩn, vi rút xâm nhập vào cơ thể

Viêm họng cấp là bệnh khởi phát đột ngột, trẻ bị sốt cao từ 39-40 độ C, cùng với đó là nghẹt mũi, chảy nước mũi, ho khan, trẻ quấy khóc, bỏ bú do nuốt, đau rát họng, ho khan trẻ mệt mỏi, môi khô, lưỡi bẩn, khi mẹ sờ vùng cổ trẻ sẽ có hiện tượng sưng tấy hạch. Với những trẻ lớn hơn đã có nhận thức, trẻ sẽ kêu đau vùng họng, chán ăn nên cha mẹ rất dễ nhầm lẫn là bệnh về răng miệng. Khi trẻ có hiện tượng trên các mẹ nên đưa trẻ đi khám tại những bệnh viện tai mũi họng uy tín.

viêm họng cấp
Ho, sốt là những triệu chứng điển hình của viêm họng cấp

Một số loại thuốc chữa viêm họng cấp ở trẻ nhỏ

Hầu hết những trường hợp viêm họng đều có thể dùng nước súc miệng nước muối, hoặc những bài thuốc dân gian để điều trị. Hiếm trường hợp nào phải dùng thuốc kháng sinh. Đặc biệt ở trẻ nhỏ các mẹ không nên tự mua thuốc kháng sinh để trị viêm họng cho trẻ, bởi dùng nhiều sẽ rất dễ dẫn đến tình trạng nhờn thuốc gây hậu quả xấu.

  • Với những trẻ dưới 1 tuổi mà bị sốt, đo nhiệt độ thân nhiệt trên 38°C nhất định phải cho trẻ đi khám không được tự ý điều trị, bởi khi trẻ sốt cao dễ dẫn đến co giật dễ gây nguy hiểm cho người bệnh. Phụ huynh cần cho trẻ uống đủ liều, đúng thời gian, dùng thuốc kháng sinh trị bệnh cho trẻ cần có sự chỉ định của bác sĩ.Ngoài ra có thể dùng giải pháp xông họng bằng  khí dung với một số loại kháng sinh, kháng viêm như rovamycin, loại này rất tốt nhưng không phòng được thấp tim.
  • Do đó các bác sĩ thường chỉ định nhóm benzylpenicilin như amoxicillin, augmentin. Đây là những loại thuốc có thể tiêu diệt nhóm vi khuẩn liên cầu tan huyết nhóm A, loại này có tác dụng rất tốt. Khi trẻ bị viêm họng mãn tính, súc họng bằng các dung dịch kiềm.
    Khi trẻ bị viêm họng do virut, các mẹ không cần cho trẻ dùng kháng sinh mà nên sử dụng những loại thuốc sau:
  • Nhóm hạ nhiệt như efferalgan, paracetamol, aspegic…chỉ dùng khi nhiệt độ cơ thể trẻ trên 38oC và sau 4-6 giờ mới dùng lại
  • Nhóm giảm ho như atussin, siro phenergan, ho bổ phế, theralen…
viêm họng cấp
Chọn thuốc chữa viêm họng cấp cho trẻ nên tuân theo sự chỉ định của bác sĩ
  • Nhóm thuốc làm cho độ pH trong hong ổn định, giảm ngứa, đau rát như rhinathiol viên hoặc siro, có những loại thuốc ngậm như oropivalon, lysopaiin, các loại thuốc phun như locatiotal…
  • Nhóm thuốc súc họng bằng những dung dịch kiềm, nước muối sinh lý…Đây cũng là cách chữa một số bệnh đường hô hấp như viêm xoang, viêm mũi mãn tính.
  • Nhóm giảm phù nề chống viêm, tan đờm như: alpha-chymotrypsin, mucomyst, mucosoval…
  • Những loại thuốc chống viêm nhóm glucocorticoid như dexamethason, prednisolon có tác dụng rất tốt trong chữa những bệnh về viêm đường hô hấp ở trẻ em như hen phế quản, viêm tiểu phế quản…Nhiều nghiên cứu chứng minh rằng glucocorticoid khi kết hợp với những loại thuốc kháng sinh sẽ giảm nhanh những triệu chứng bệnh viêm họng.
  • Vì thế, glucocorticoid là thuốc phổ biến để điều trị triệu chứng viêm họng cấp ở trẻ em, đặc biệt là trong những trường hợp viêm họng cấp do liên cầu. Các loại glucocorticoid như dexamethason, betamethason được ưa dùng hơn so với prednisolon hoặc methylprednisolon bởi chúng ít gây phù và giữ nước hơn. Cho trẻ uống thuốc được nhiều bà mẹ sử dụng nhiều hơn đường tiêm bởi hiệu quả cũng như vậy nhưng không gây đau, ít tác dụng phụ với trẻ
  • Nhưng glucocorticoid chỉ co thể giúp giản nhanh những triệu chứng sưng đau họng, mà không thể khỏi bệnh hoặc rút ngắn thời gian bị bệnh. Do vậy thuốc không thể thay thế kháng sinh hoặc các thuốc kháng virut. Nên sử dụng glucocorticoid ở những trường hợp có sưng đau họng mức độ vừa và nặng. Bạn nên cho trẻ sử dụng thuốc với liều lượng thấp, trong thời gian ngắn từ 3-5 ngày để không gây tác dụng phụ, cho trẻ uống 1 lần/1 ngày vào buổi sáng sau khi đã cho trẻ ăn no
  • Nhóm cuối cùng là nhóm sinh tố nâng cao thể trạng như vitamin C…Bởi vậy trước khi cho trẻ dùng thuốc, các mẹ nên đưa con đến bác sĩ tại bệnh viện tai mũi họng hà nội chẩn đoán và tư vấn thuốc điều trị phù hợp với thể trạng của trẻ.
Chia sẻ bài viết trên:

Bình luận bài viết