Viêm họng cấp ở trẻ có những biểu hiện nào?

Viêm họng cấp ở trẻ có thể tự khỏi nhưng cũng có thể gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm, chúng ta cần phát hiện bệnh sớm để có biện pháp điều trị hiệu quả.

Những dấu hiệu trẻ bị viêm họng cấp

1. Viêm họng cấp ở trẻ

Nguyên nhân chính là do thời tiết lạnh và độ ẩm không khí quá cao. Trẻ nhỏ bị viêm họng cấp sẽ có dấu hiệu sốt cao (39-40 độ) kèm theo các triệu chứng như giọng khò khè, khàn tiếng, rát họng, ho khan, chảy nước mũi, trẻ thường quấy khóc, bỏ bú…

Viêm họng cấp thường chỉ kéo dài vài ngày, sau đó khỏi dần nhưng cũng rất dễ tái phát và có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm như viêm amidan, viêm thanh quản cấp, viêm xoang, viêm mủ tai giữa, nhiều trường hợp trẻ mất nước do sốt cao, thậm chí là viêm màng não…

Viêm họng cấp ở trẻ
Dấu hiệu viêm họng cấp ở trẻ

2. Viêm họng do virus

Đây là tình trạng viêm họng do virus và liên cầu khuẩn gây nên. Trẻ ngoài những biểu hiện tương tự như viêm họng cấp còn kèm theo biểu hiện là tuyến amidan sưng to, đỏ,  xuất hiện mủ, vệt trắng, hạch cổ sưng đau, đau đầu, đau bụng, nôn ói, sốt trên 39,5 độ.

Viêm họng do virus là bệnh lý không thể xem thường vì có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí có thể gây tử vong nếu không được điều trị kịp thời.

Cách xử lý viêm họng cấp ở trẻ

– Việc đầu tiên bố mẹ cần làm để chữa viêm họng cho trẻ sơ sinh là phải tạo cho bé môi trường thích hợp, không quá nóng cũng không quá lạnh.

– Nếu bé sốt nhẹ, có thể dùng khăn thấm nước ấm lau người cho bé để giúp bé hạ sốt. Bên cạnh đó, cần chia nhỏ lượng sữa, cho bé bú thành nhiều lần thay vì cho bú lượng lớn liền một lúc.

Viêm họng cấp ở trẻ
Cho trẻ bú nhiều hơn

– Tuyệt đối không được tự ý cho bé sử dụng thuốc kháng sinh ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như chức năng gan thận của trẻ.

– Có thể sử dụng những cách chữa viêm họng dân gian an toàn cho trẻ sơ sinh như hạ sốt bằng uống nước lá diếp cá, bạc hà, củ cải tươi, lá hẹ hoặc ngậm cam thảo…

– Khi chăm sóc trẻ sơ sinh, nếu bé bị viêm họng khiến họng đau, sưng thì mẹ cần cho bé bú nhiều sữa hơn, nếu bé vì đau quá mà bú ít, khó chịu thì mẹ có thể giảm lượng sữa mỗi lần bú lại và tăng số cữ bú. Đối với các bé bước vào tuổi ăn dặm thì thực đơn cho bé nên nghiền nhỏ hơn bình thường, cháo nấu loãng hơn để con có thể nuốt, tiêu hóa một cách dễ dàng.

Bác sĩ tai mũi họng Giải Phóng cho biết, hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh hoàn toàn có khả năng khống chế viêm họng cấp và bé sẽ tự khỏi trong vài ngày, trừ một vài trường hợp đặc biệt. Vì thế, các mẹ không nên quá lo lắng mà chữa trị mù quáng dẫn đến nhiều tai hại, chỉ cần chăm sóc tốt và quan sát các biểu hiện của bé thật cẩn thận để đưa ra phương án xử lý kịp thời.

Chia sẻ bài viết trên:

Bình luận bài viết