Khi trẻ bị chảy máu mũi mặc dù là vì lý do gì đi nữa trẻ cũng sẽ vô cùng hoảng hốt vì tâm lý sợ hãi. Nhất là những trẻ sợ máu. Do đó, cha mẹ cần phải nhanh chóng cầm máu, động viên trẻ ổn định tâm lý.
Điều các mẹ nhất định phải làm khi trẻ bị chảy máu mũi
Khi phát hiện trẻ bị chảy máu mũi bạn nên nhanh chóng thực hiện theo những bước sau để kịp thời cầm máu, ổn định tâm lý cho trẻ.
-
Cách xử trí khi trẻ bị chảy máu mũi
Khi thấy trẻ bị chảy máu mũi cha mẹ cần tìm cách cầm máu cho con. Tuy đơn giản nhưng không phải ai cũng biết cách xử lý.
Các chuyên gia chuyên khám tai mũi họng của phòng khám Giải Phóng Hà Nội nói rằng thay vì thói quen là lấy khăn bịt mũi trẻ lại theo phản xạ thì bạn nên dùng dầu ngón tay trỏ và ngón cái bịt 2 cánh mũi của trẻ lại. Đồng thời giữ đầu trẻ ở tư thế hơi cúi hay ngồi tựa vào ghế để nghỉ ngơi, giữ như thế trong vòng 2-3 phút. Sau 5 phút máu mũi sẽ ngừng chảy và để bé nằm nghỉ ngơi thoải mái.
Đồng thời lau sạch máu lem ra vùng xung quanh mũi rồi cho bé nằng nghỉ thoái mái. Tránh hắt hơi, xì mũi và tuyệt đối không được cho trẻ ngửa cổ ra sau vì như thế sẽ khiến trẻ nuốt phái máu độc vừa chảy ra xuống họng. Tuyệt đối không cho bé nuốt máu vào bụng. Nếu máu chảy xuống họng bạn cho bé nằm nghiêng và hướng dẫn bé dùng lưỡi đẩy máu ra mỗi 2-4 phút để theo dõi lượng máu bị mất trong quá trình bị chảy máu mũi.
-
Bình tĩnh và động viên trẻ
Hầu hết các trường hợp chảy máu mũi ở trẻ em là lành tính và thỉnh thoảng mới xuất hiện. Tuy nhiên, nếu tình trạng chảy máu mũi nhiều, chảy máu mũi thường xuyên có thể là chảy máu mũi một bên hay cả 2 bên mũi kèm theo các triệu chứng khác như hoa mắt, choáng váng, tim đập nhanh, khó thở,… thì cần nhanh chóng đưa trẻ đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được khám chữa kịp thời.
Khi trẻ có biểu hiện hoảng hốt, khóc thét nên động viên, an ủi để trẻ ổn định tâm lý và tin tưởng vào cách xử lý của bố mẹ.
Trẻ bị chảy máu mũi sẽ có những nguyên nhân khác nhau, do đó các bạc phụ huynh cần đưa con em mình đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán nguyên nhân và có biện pháp xử lý kịp thời. Vệ sinh mũi sạch sẽ cho trẻ, không để trẻ tự ý ngoáy mũi. Phòng tránh các bệnh về mũi như viêm xoang, polyp mũi, viêm mũi, cho trẻ ăn đầy đủ dinh dưỡng để phòng ngừa chảy máu mũi ở trẻ.