Chảy máu mũi bên trái có phải là bệnh nguy hiểm không?

Chảy máu mũi bên trái hay còn gọi là chảy máu mũi một bên là tình trạng máu mũi chỉ chảy ở bên mũi trái. Bệnh có thể do nhiều nguyên nhân gây ra tuy nhiên đa số chúng đều nhẹ và có thể tự khỏi.

Tuy nhiên, một số tính trạng người bệnh bị chảy máu mũi bên trái nặng, do những nguyên nhân nguy hiểm khác nếu không sớm phát hiện và điều trị sẽ ảnh hưởng lớn tính mạng của người bệnh.

Xem thêm: Địa chỉ khám bệnh về tai tốt nhất Hà Nội

chảy máu mũi bên trái
Chảy máu mũi bên trái thường gặp ở trẻ em

Chảy máu mũi bên trái có phải là bệnh nguy hiểm không?

1. Tại sao lại bị chảy máu mũi bên trái

Chảy máu mũi bên trái hay gặp vào mùa lạnh không phân biệt lứa tuổi hay giới tính. Ở điều kiện sinh lý bình thường thì mạch máu vùng mũi vốn rất phức tạp và có nhiều dị dạng. Vùng mũi được cung cấp máu bởi các động mạch cảnh trong và động mạch cảnh ngoài. Các nhánh mạch máu trong và nhánh mạch máu ngoài của mũi sẽ làm nhiệm vụ cung cấp máu cho các vùng xoang theo từng vị trí phù hợp. Tại nhánh mũi động mạch mặt và nhánh động mạch sàng trước hình thành đám rối Kisselbach là nơi dễ bị chảy máu nhất, nếu chúng bị kích thích làm vỡ mạch máu ở vùng này sẽ gây ra hiện tượng chảy máu mũi.

Có nhiều ý kiến cho rằng chảy máu mũi bên trái thường liên quan đến các bệnh viêm niêm mạc mũi như: viêm xoang mãn tính, viêm mũi dị ứng, nhiễm trùng đường hô hấp cấp, đến không khí khô hanh,…

Chảy máu mũi có thể do dị dạng các mạch máu ở mũi, do dị vật trong mũi,…Bệnh thường gặp nhất ở trẻ em. Chảy máu mũi ở người lớn có thể là do các khối u trong mũi, lượng máu chảy lúc đầu ít sau nhiều hơn. Ngoài ra, ngoáy mũi bị tổn thương thường xuyên, do chấn thương thương vùng mũi, chấn thương sụn vách ngăn,… cũng khiến mũi bạn bị chảy máu.

Chảy máu mũi còn thường gặp trong một số bệnh nội khoa như: huyết áp cao làm vỡ mạch máu, tăng huyết áp,…

chảy máu mũi bên trái
Polyp mũi cũng có thể gây chảy máu mũi

2. Điều trị chảy máu mũi bên trái thế nào?

Theo thống kê có khoảng 95% số ca bệnh bị chảy máu mũi thường nhẹ và tự cầm được trước khi đến bệnh viện. Một số, trường hợp máu chảy mũi ở vùng vách ngăn sau hay thành ngoài sau mũi thì máu chảy nhiều, khó cầm hơn. Trường hợp này cần phải được bác sĩ tiến hành nội soi mũi để xác định chính xác nguyên nhân, từ đó đưa ra phương pháp chữa trị phù hợp. Bạn có thể sẽ được chỉ định điều trị bằng  phương chấm nitrat bạc, đốt laser, đốt điện, nhét mũi trước bằng quả bóng,… Dùng thuốc đông máu, thuốc co mạch, Bổ sung vitamin K, vitamin C,…

Hiện nay, với sự xuất hiện của các trang thiết bị y tế hiện đại và kỹ thuật tối tân, các bác sĩ Phòng khám tai mũi họng Giải Phóng hoàn toàn có thể điều trị chứng bệnh này hiệu quả.

Các bác sĩ thường sử dụng Kỹ thuật plasma nhiệt độ thấp của Mỹ kết hợp với Kỹ thuật xâm lấn tổi thiểu plasma Jesse để tác động trực tiếp tới điểm bị chảy máu và chặn đứng tình trạng chảy máu cam chỉ qua 1 lần trị liệu.

Cách làm này hoàn toàn có thể dùng kết hợp với các phương pháp trị bệnh chủ khác đối với những bệnh nhân chảy máu cam do bệnh lý gây nên.

Qua đó, hạn chế tối đa tình trạng mệt mỏi, thiếu máu do chảy máu cam mang lại. Điều đặc biệt là, kỹ thuật này hoàn toàn có thể thực hiện ở trẻ nhỏ, người già và phụ nữ mang thai mà không gây ra bất kỳ đau đớn hoặc tác dụng phụ nào.

3. Khi nào cần đến bệnh viện ngay?

Chảy máu mũi nhiều, tái phát nhiều lần, chảy máu mũi cùng với chảy máu nơi khác như: đường tiêu hóa, đường tiểu, khi đang dùng thuốc aspirin, coumarin,…

Chảy máu mũi khi có bệnh có thể ảnh hưởng đến chức năng đông máu như: bệnh ưa chảy máu, bệnh gan, bệnh thận, đang điều trị hóa chất,…

– Sau khi đã được cầm máu tại nhà mà máu vẫn không ngừng chảy.

– Chảy máu mũi cùng lúc thấy chóng mặt, nhức đầu, người mệt nhiều, nổi ban đỏ hay sốt trên 38,50C, tim đập nhanh hay khó thở cần đến khám tai mũi họng ở đâu tốt nhất để được bác sĩ chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh và có biện pháp xử lý kịp thời.

Chia sẻ bài viết trên:

Bình luận bài viết