Chảy máu mũi nhiều: 4 cách cầm máu tức thì

Chảy máu mũi nhiều khiến người bệnh hoảng hốt, nhưng hãy bình tĩnh và làm theo các cách sau để đảm bảo rằng bạn sẽ an toàn trước khi được đưa đến cơ sở y tế để xử lý bước tiếp theo.

Nguyên nhân chảy máu mũi nhiều là gì?

Nguyên nhân khiến chảy máu mũi nhiều thường là do các yếu tố như va đập mạnh, tai nạn hay vỡ khối u trong mũi (polyp mũi), bệnh có liên quan đến chức năng đông máu của cơ thể gây ra.

Xem thêm: Bệnh về tai chữa ở đâu thì tốt vậy các mẹ?

chảy máu mũi nhiều
Cầm máu mũi đúng cách

4 cách cầm máu tức thì khi bị chảy máu mũi nhiều

  1. Bịt mũi, thở bằng miệng

Khi xuất hiện chảy máu mũi nhiều người bệnh cần ngòi  xuống ghê với tư thế hơi cúi đầu, tựa lưng vào ghế 1 cách thoải mái nhất. Dùng tay bóp chặt 2 bên cánh mũi để ngăn dòng máu lại, thở bằng miệng. Giữ nguyên tư thế này từ chừng 10 phút hoặc 20 phút nếu máu vẫn chưa ngừng chảy. Hành động này sẽ ép chặt lên điểm chảy máu ở vách ngăn mũi và làm cho máu ngừng chảy. Đây được coi là cách cấp cứu thường dùng nhất nhưng nhiều người thường mắc sai lầm với tư thế của đầu, họ thường ngửa đầu ra sau. Điều này là rất nguy hiểm vì nó khiến máu chảy xuống họng gây mất vệ sinh mà không tự đo được lượng máu bị mất đi. Nếu phát hiện máu chảy xuống họng người bệnh cần tia mua lên miệng và nhổ đi.

  1. Dùng đá lạnh để chườm

Để ngăn dòng máu mũi chảy tức thì bạn có thể dùng đá lạnh để chườm ở vùng sống mũi. Hơi lạnh từ đá sẽ làm đông các mạch máu bên trong khiến dòng chảy ngưng trệ và có tác dụng cầm máu nhanh. Đồng thời, chườm đá cũng sẽ giúp người giảm được cảm giác đau đớn nếu là chảy máu mũi do va đập.

chảy máu mũi nhiều
Dùng đá lạnh để cầm máu
  1. Xông hơi lạnh

Bạn có thể dùng hơi lạnh từ đá để ngăn dòng máu chảy bằng cách cho 1 bát đá để dưới mũi để hơi lạnh bốc lên và giúp các mạch máu trong mũi co lại, làm ngưng hiện tượng chảy máu mũi.

  1. Dùng dấm trắng

Khi bị chảy máu mũi nhiều bạn có thể dùng bông thấm dấm trắng rồi nhét vào bên trong lỗ mũi bị chảy máu để cầm máu. Dấm có tác dụng kháng khuẩn, làm dịu cơn đau  và ngăn máu chảy có hiệu quả.

Để phòng tránh tình trạng chảy máu mũi sau khi đã được cầm máu bạn cần nằm nghi ngơi thoải mái với tư thế nghiêng sang 1 bên. Đồng thời kê cao gối, không hắt hơi hay xì mũi sau đó 2 giờ đồng  hồ. Không cúi đầu xuống thấp quá tim hay ngoáy mũi.

Tiếp đến, các trường hợp chảy máu mũi nhiều do chấn thương cần được đưa đến cơ sở y tế khám tai mũi họng để được chụp chiếu hình ảnh xác định mức độ tổn thương mũi và xử lý kịp thời, phòng tránh biến chứng.

Chia sẻ bài viết trên:

Bình luận bài viết