Chảy máu mũi ở trẻ em khiến các mẹ lo lắng, luống cuống không biết nên xử lý thế nào cho đúng. Điều này thật dễ hiểu khi những bà mẹ chứng kiến con mình bị chảy máu mũi bất ngờ. Dù là lượng máu nhiều hay ít cũng sẽ khiến các mẹ hoảng hốt.
Xem thêm: Tuyệt chiêu giúp mẹ trị viêm mũi dị ứng trẻ em hiệu quả nhất
Chảy máu mũi – bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ
Trẻ nhỏ rất dễ bị chảy máu mũi với nhiều lý do khác nhau như: hệ miễn dịch yếu, trẻ mắc bệnh về mũi họng, không khí khô hanh, nhiệt độ môi trường quá nóng, trẻ bị thiếu vitamin C, va đập, vấp ngã hay thói quen ngoáy mũi ở trẻ cũng là yếu tố gây nên hiện tượng chảy máu mũi cho trẻ. Trẻ có thể bị chảy máu mũi nhiều hay ít, chảy máu mũi một bên hay cả 2 bên,… Tùy thuộc vào yếu tố nguyên nhân gây ra.
Chảy máu mũi ở trẻ em: 3 điều mẹ phải làm ngay cho con
Chảy máu mũi ở trẻ em không những khiến trẻ mà cả mẹ cũng cảm thấy hoảng hốt. Tuy nhiên, bạn nên bình tĩnh và thực hiện những điều dưới đây để đảm bảo an toàn cho trẻ.
-
Cầm máu mũi cho trẻ
Bước 1: Dùng tay bịt chặt 2 cánh mũi của trẻ lại.
Bước 2: Để đầu trẻ hơi cúi xuống 1 chút và ngồi xuống ghế 1 cách thoải mái nhất.
Bước 3: Giữ nguyên tư thế ngồi và đầu như bước 2 chừng 10-15 phút. Thở bằng miệng.
Bước 4: Sau khi thấy máu không còn chảy nữa bạn dùng khăn vệ sinh máu xung quanh mũi rồi để trẻ nằm nghỉ ngơi 1 cách thoải mái. Chú ý nên kê đầu cao hơn người.
Bước 5: Với những trẻ lớn có máu chảy xuống họng nên dặn trẻ dùng lưỡi tia máu lên trên và nhổ ra ngoài. Việc làm này sẽ giúp bạn đo được lượng máu chảy nhiều hay ít.
Xem thêm: Tiết lộ về địa chỉ điều trị bệnh về tai tốt nhất Hà Nội
-
Trấn an tinh thần cho trẻ
Trẻ sẽ rất hốt hoảng nhất là khi có va đập gây ra tình trạng chảy máu mũi ở trẻ em dù cho mức độ máu chảy ít hay nhiều. Vì không những trẻ bị đau đớn, mà sự có mặt của hiện tượng chảy máu mũi sẽ sẽ càng hốt hoảng hơn.
Vì vậy, các mẹ cần phải chú ý trấn an tâm lý để trẻ cảm thấy an tâm, thoải mái hơn.
-
Đưa trẻ đến gặp bác sĩ
Hầu hết các trường hợp trẻ bị chảy máu mũi là lành tính, lượng máu chảy ít do va đập nhẹ, không xuất hiện quá thường xuyên. Tuy nhiên, nếu là va đập mạnh, trẻ bị chảy máu mũi thường xuyên, chảy máu mũi nhiều hoặc thực hiện cầm máu mũi không thành công bạn cần đưa trẻ đến kham tai mui hong o dau gần nhất để đảm bảo tính an toàn cho trẻ trong lúc cần thiết phải cấp cứu. Đặc biệt là trường hợp chảy máu mũi ở trẻ em kèm theo dấu hiệu hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn.