Trẻ em bị chảy máu mũi mẹ nên làm gì để phòng ngừa đây?

Trẻ em bị chảy máu mũi khiến các mẹ lo lắng, vậy phải làm sao để phòng tránh cho con đây? Dưới đây, các bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng sẽ chỉ ra cho bạn những cách phòng tránh bệnh chảy máu mũi cho trẻ.

Xem thêm: viêm họng hạt mãn tính chữa bằng rẻ quạt có khỏi không?

trẻ em bị chảy máu mũi
Phòng ngừa chảy máu mũi cho trẻ

Trẻ em bị chảy máu mũi mẹ nên làm gì để phòng ngừa đây?

Để sức khỏe của con không bị ảnh hưởng mẹ nên chú ý làm những điều sau cho con nhé!

– Cần phải vệ sinh mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý từ 1-2 lần/ ngày, tuy nhiên không nên quá lạm dụng vì nó cũng có thể phản tác dụng khi làm cho niêm mạc mũi mất đi lớp nhày bảo vệ, dễ gây tổn thương và viêm nhiễm cho mũi của con trẻ.

– Nếu phát hiện trẻ có dấu hiệu viêm mũi bạn cần đưa trẻ đi khám và điều trị ngay, tránh để bệnh biến chứng gây chảy máu mũi.

– Tránh để trẻ ngoáy mũi và cho dị vật vào mũi. Vì hành động này của trẻ không những gây chảy máu mũi mà nó còn gây ra nhiễm trùng vùng mũi họng rất lớn.

– Cho trẻ ăn uống lành mạnh, chế độ dinh dưỡng hợp lý, đầy đủ vitamin, nhất là vitamin C, A, E. Tránh những thực phẩm cay nóng, kích thích,…

–  Không nên để trẻ tiếp xúc với môi trường ô nhiễm. Đeo khẩu trang cho trẻ khi ra đường.

– Cho trẻ ngủ nghỉ, học tập, vui chơi đúng giờ giấc.

Xem thêm: viêm mũi dị ứng vào mùa hè tôi phải làm sao đây?

trẻ em bị chảy máu mũi
Động viên tinh thần của trẻ

Khi trẻ bị chảy máu mũi nhiều lần một cách bất thường, cha mẹ phải đưa trẻ đi cấp cứu tại các bệnh viện chuyên khoa. Được bác sĩ thăm khám và điều trị để tránh gây biến chứng nguy hiểm đến tính mạng cho trẻ.

Lời khuyên:

Thực hiện tốt những điều kể trên để tránh cho trẻ em bị cháy máu mũi cùng với những hiểu biết về cách cầm máu mũi đúng sẽ giúp trẻ không bị ảnh hưởng về tâm lý và thể chất. Các bậc phụ huynh cần tìm hiểu thong tin về bệnh, cách cầm máu đúng để phòng khi trong nhà có người mắc bệnh để áp dụng. Tránh trường hợp kém hiểu biết, cho trẻ ngửa cổ ra sau sẽ rất nguy hiểm.

Cách cầm máu đúng nhất là bạn phải cho trẻ ngồi thật thoải mái xuống ghế tựa và cúi đầu xuống, bịt chặt cánh mũi lại để cầm máu và trấn an tinh thần, cho trẻ nghỉ ngơi thoải mái sau khi cầm máu nhé!

Chia sẻ bài viết trên:

Bình luận bài viết