Bạn đã thực sự hiểu về polyp mũi chưa?

Polyp mũi là căn bệnh ngày càng phổ biến do sự phát triển của xã hội, sự biến đổi lớn của môi trường, khí hậu và các bệnh về tai mũi họng có liên quan gây ra tình trạng bệnh lý này.

Các yếu tố nguy cơ hình thành polyp mũi

Chuyên gia tại phòng khám tai mũi họng uy tín Giải Phóng nói rằng bệnh polyp mũi chưa thực sự xác định được nguyên nhân chính xác gây ra bệnh nhưng các yếu tố nguy cơ gây bệnh thì có rất nhiều như:

polyp mũi
Viêm mũi, viêm xoang là nguyên nhân lớn gây ra polyp mui
  1. Viêm mũi mãn tính và viêm xoang

Đây được xem là 2 yếu tố nguy cơ lớn nhất gây ra bệnh polyp mũi. Các chứng viêm này thường khiến dịch nhầy và mủ chảy qua ngách mũi giữa làm cho vùng niêm mạc bị thoái hóa và hình thành các polyp mũi.

  1. Trẻ em bị xơ nang phổi, viêm xoang dị ứng

2 đối tượng này cũng rất dễ mắc phải polyp mui đồng thời bệnh cũng dễ xảy ra với những người có hội chứng Churg- Strauss –  một căn bệnh hiếm gặp gây ra tình trạng viêm mạch máu.

Một số bệnh nhân bị hen suyễn cũng có nguy cơ mắc phải căn bệnh này. Tuổi tác và môi trường tiếp xúc với khói bụi, ô nhiễm môi trường, hóa chất độc hại,… cũng không phải là yếu tố ngoại lệ dẫn đến polyp mui. Do đó, trong quá trình sinh hoạt, chế độ ăn uống, môi trường sống và làm việc bạn nên khắc phục để có điều kiện sống lành mạnh, phòng tránh các bệnh về tai mũi họng nói chung và polyp mui nói riêng .

Sự phát triển của polyp mũi như thế nào?

Polyp mui có mức độ phát triển theo từng giai đoạn, cụ thể như sau:

polyp mũi
Sự phát triển của polyp mũi

Polyp mui độ I:   Polyp còn nhỏ, mềm, đơn độc, nằm gọn trong vùng khe giữa, thường chỉ được phát hiện qua nội soi mũi.

Polyp mũi độ II: Polyp phát triển vừa, chiếm hết khe giữa, có thể được phát hiện qua khám mũi bằng đèn Clar.

Polyp mũi độ III: polyp phát triển to, lấp hết hốc mũi, ảnh hưởng rõ rệt đến đường thở và chức năng ngửi của mũi. lúc này khi soi gương, nâng đỉnh mũi lên bản thân người bệnh cũng tự thấy được. Hoặc khi dùng tay ngoáy mũi bạn cũng cảm nhận được những cục thịt mềm mềm bên trong lỗ mũi của mình.

Polyp mũi độ IV: Polyp to, mọc thành chum như chum nho, lấp kín hốc mũi, ló ra đến cửa lỗ mũi nhìn bằng mắt thường cũng có thể thấy được.  

Thông thường polyp mũi cần được thực hiện điều trị bằng cách đốt hoặc mổ polyp mũi để loại bỏ hoàn toàn chúng ra khỏi mũi, làm thông thoáng đường thở và không  khôi phục chức năng của lỗ mũi, tránh tái phát.

Chia sẻ bài viết trên:

Bình luận bài viết