Những triệu chứng điển hình của bệnh polyp mũi là gì và làm sao để nhận diện căn bệnh này một cách chính xác nhất? Mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây.
Những triệu chứng điển hình của bệnh polyp mũi là gì?
Polyp mũi hiện đang là căn bệnh vô cùng phổ biến và số lượng bệnh nhân mắc phải căn bệnh này ngày càng tăng mạnh trong những năm gần đây. Do nó được hình thành từ những bệnh về mũi khác mà không phải lúc nào bệnh nhân cũng ngăn chặn được.
Dưới đây là một vài triệu chứng điển hình của bệnh polyp mũi, hy vọng sẽ giúp các bạn hiểu rõ thêm về căn bệnh này cũng như phát hiện bệnh sớm nhất có thể, tránh tình trạng ủ bệnh lâu dài rất khó điều trị.
– Người bệnh không thải được gỉ mũi: Dần dần sẽ biến thành dịch đặc và nếu để nhiễm trùng thì mũi có thể tiết ra các dịch nhầy dạng mủ hết sức khó chịu.
– Người bệnh không hắt hơi quá nhiều nhưng trong trường hợp niêm mạc mũi phản ứng với nhưng biến đổi bất thường sẽ khiến bạn hắt hơi nhiều hơn.
– Dịch tiết ở những người mắc bệnh polyp mũi là dịch nhầy, còn nếu bị viêm nhiễm thì bạn rất dễ xuất hiện dịch đặc.
– Ngạt, tắc mũi liên tục những việc điều trị bằng thuốc nhỏ mũi dường như không mang lại hiệu quả rõ rệt.
– Người bệnh chảy nước mũi kèm theo tắc ngạt mũi do các mao mạch máu trong mũi không lưu thông hoặc lưu thông kém. Điều này dẫn dến việc người bệnh phải thở bằng miệng, ngáy ngủ lâu dần gây ra viêm mũi mãn tính, viêm họng…
– Các khối polyp mũi sẽ tăng liên tục khiến cho tình trạng tắc nghẹt mũi ngày càng rõ ràng hơn và vì vậy có thể gây ra các triệu chứng đau đầu, chóng mặt… và suy giảm khứu giác.
– Polyp to không điều trị khỏi mà tồn tại trong một thời gian dài có thể làm rộng sống lưng và gây ra mũi ếch.
Phải làm gì khi bị bệnh polyp mũi?
Khi gặp phải những triệu chứng polyp mũi kể trên, bạn cần nhanh chóng đến những cơ sở y tế chuyên khoa như bệnh viện tai mũi họng trung ương hà nội càng sớm càng tốt. Việc điều trị căn bệnh này không được lơ là vì nó có thể gây ra vô vàn khó chịu và ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân.
Nên tuân thủ đúng những chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa về cách thức chữa bệnh (điều trị nội khoa bằng thuốc hoặc phẫu thuật), về loại thuốc, liều lượng thuốc cần sử dụng.
Áp dụng một lối sống lành mạnh sau khi đã điều trị khỏi bệnh để tránh tình trạng tái phát đồng thời hạn chế mắc các bệnh liên quan.