Viêm mũi mãn tính là bệnh phổ biến có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh này. Trong Đông y viêm mũi mãn tính xảy ra do phế khi suy nhược, nội tạng bị tổn thương…chức năng chuyển hóa không khí bị suy giảm, hàn khí xâm nhập, niêm mạc phù nề, gây khó thở.Căn cứ vào những triệu chứng của 3 dạng viêm mũi mà y học cổ truyền có những món ăn chữa rất phù hợp và hiệu quả.
Khi bị viêm mũi mãn tính do thể phế nhiệt nghẽn:
Viêm mũi mãn tính là bệnh có diễn biến phụ thuộc khá nhiều vào thời tiết, khi trời lạnh bệnh sẽ phát triển nặng. Với những triệu chứng mà ta có thể dễ dàng nhận thấy như niêm mạc mũi sưng to, đỏ lên. Nước mũi chảy ít nhưng có màu vàng đặc. Khô ở hốc mũi,họng đau rát khó nuốt thức ăn, nước tiểu màu vàng và ít, mạch nhanh.
Bệnh nhân nên ăn những món sau để chữa bệnh viêm mũi mãn tính:
- Thứ nhất món diếp cá nấu dạ dày lợn: Rau diếp cá đem về sơ chế sạch sẽ, thái nhỏ. Dạ dày lợn đã làm sạch. Nhồi rau diếp cá vào dạ dày lợn, cho vào nồi chú ý lượng nước vừa đủ, hầm 2- 3 giờ, bạn đã có món canh rau diếp cá hầm với dạ dày lợn không những rất ngon mà còn chữa bệnh hiệu quả.
- Món phổi lợn hầm lá dâu, hoa cúc: Để làm món ăn này bạn hãy chuẩn bị 15g Lá dâu 15g; 15g hoa cúc, 250g phổi lợn. Phổi lợn là bộ phận ở nội tạng, chính vì vậy khá nhiều vi khuẩn nếu không làm sạch sẽ gây nguy hiểm đối với đường ruột. Bởi vậy trước khi chế biến, bạn hãy dùng chanh và muối khử trùng thật sạch. Sau đó thái miếng nhỏ. Lá dâu, hoa cúc cho vào đun, gạn lấy nước hầm cùng với phổi lợn trong 1-2 giờ, có thể ăn được
- Trà nhị hoa vừa thanh vừa mát, chữa viêm mũi mãn tính rất hiệu quả: Chuẩn bị 10g hoa cúc, 10g chi tử ; 3g bạc hà, 3g hành trắng. Các vị thuốc trên sau khi đã rửa sạch, đem hãm với nước sôi trong 5- 10 phút, bỏ thêm chút mật ong để dễ uống hơn. Dùng hàng ngày thay nước uống, bệnh viêm mũi mãn tính của bạn sẽ thuyên giảm.
>>>> Viêm mũi mãn tính là gì? [click để đươc tư vấn miễn phí] <<<<
Khi bị viêm mũi mãn tính do thể phế khí hư hàn.
Viêm mũi mãn tính do thể phế khí hư hàn, có hiện tượng nghẹt mũi, sung huyết nhẹ ở niêm mạc mũi. Nước mũi vừa loãng vừa trong, bệnh nhân sẽ bị ho nhẹ. Nếu bệnh này trong mùa đông còn có một hiện tượng là phân sống, tiểu trong, nhạt miệng.
Bệnh nhân nên ăn những món sau để chữa bệnh:
- Phổi lợn hầm hoàng kỳ, hạt sen: Để có được món ăn này bạn hãy chuẩn bị hoàng kỳ, hạt sen mỗi thứ 50g, 250g phổi lợn. Hoàng kỳ, hạt sen, phổi lợn sau khi đã sơ chế sạch, đem bỏ tất cả vào nồi hầm trong 2-3h là bạn có thể ăn.
- Canh nhân sâm, liên nhục cũng chữa viêm mũi mãn tính rất hiệu quả: Lấy 10g Nhâm sâm trắng, 15g hạt sen, 30g đường phèn. Cách làm món này vô cùng đơn giản, nhân sâm và hạt sen khi đã làm sạch, bỏ nước hãm thêm một chút đường, hầm cách thủy trong 1h, có thể ăn được.
- Canh phổi lợn, trùng thảo: Chuẩn bị 250g Phổi lợn, 5g đông trùng thảo, gia vị. Phổi lợn sau khi đã rửa sạch, thái nhỏ bỏ vào nồi đông trùng thảo, cho thêm nước và gia vị với mức độ vừa phải, hầm nhừ là có thể ăn được.
Khi bị viêm mũi mãn tính do thể khí huyết ứ đọng
Với những triệu chứng như mũi sưng to, nghẹt mũi nặng, kèm theo đó là biểu hiện đau đầu, rát họng, Có thể bị ù tai hoặc giảm thính lực, mạch đập chậm thì đó rất có thể là viêm mũi dị ứng do khí huyết ứ đọng.
Bệnh nhân nên ăn những món ăn sau để chữa bệnh
- Tam thất hấp gà: món ăn vừa lợi đường ruột vừa chữa viêm mũi mãn tính rất hiệu quả. Để ăn món này bạn hãy chuẩn bị 250g thịt gà; 10g bột tam thất, thêm đường phèn. Thịt gà sau khi đã rửa sạch, chặt miếng cho đường phèn vào ướp và hầm cách thủy trong 1h. Bạn đã có món gà hâm tam thất tuyệt ngon
- Nước nhân sâm, điền nhất: Uống trà nhân sâm và điền nhất hàng ngày bệnh viêm mũi mãn tính của bạn sẽ thuyên giảm nhanh chóng. Chuẩn bị 10g nhân sâm, 3g bột điền thất. Nhân sâm bạn rửa sạch, thái lát mỏng đổ nước vừa đủ, hầm cách thủy trong 1h. Sau đó chắt nước sâm, cho thêm điền nhất cho đường phèn sẽ dễ uống hơn rất nhiều.
Thường xuyên ăn những món ăn trên bệnh viêm mũi mãn tính đáng ghét sẽ không còn là nỗi lo của bạn khi mùa đông đến.
Chú ý:
- Những căn bệnh về đường hô hấp như viêm mũi mạn tính, viêm mũi dị ứng hay viêm xoang, viêm họng.. phần lớn đều do nghề nghiệp hay do môi trường thay đổi, sức đề kháng yếu gây nên vì vậy hãy tránh tiếp xúc với những môi trường nhiều khói bụi, ăn uống hợp lí để đây đủ chất dinh dưỡng, kháng bệnh tốt hơn.
- Những thực phẩm như mướp đắng, giá đậu xanh, mướp, cá, thị, lê, chuối tiêu, ô liu… có tác dụng thanh nhiệt rất nên ăn trong những trường hợp bị viêm mũi dị ứng do thể phế nhiệt nghẽn. Khi bị bệnh do phế tì khí hư, nên ăn táo tầu, ý dĩ nhân, hoài sơn, trứng vịt, thịt vịt, phổi lợn… có tác dụng bổ phế ích tì. Tuyệt đối không nên sử dụng đồ nướng, đồ cay, đồ nóng, và chất kích thích.
Ở trên chúng tôi đã chia sẻ với các bạn những kiến thức cơ bản với chủ đề “Tiết lộ món ăn vừa chữa viêm mũi dị ứng lại tốt cho sức khỏe“. Nếu bạn có thêm những câu hỏi khác về nội dung này, hãy liên hệ với các chuyên gia khoa phòng khám tai mũi họng Giải Phóng bằng việc kích chuột vào ảnh bên dưới.
Phòng khám đa khoa Giải Phóng là một trong những phòng khám tai mũi họng tốt nhất ở Hà Nội hiện nay. Với sự thăm khám và điều trị trực tiếp của đội ngũ y bác sỹ giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm, bệnh nhân có thể hoàn toàn yên tâm về kết quả điều trị. Bên cạnh đó là một hệ thống trang thiết bị y tế hiện đại, máy móc được nhập khẩu từ các nước tiên tiến trên thế giới, phòng khám luôn tự tin mang lại một môi trường khám và chữa bệnh đạt chuẩn tốt nhất cho người bệnh.
Với những ưu thế trên Phòng khám đa khoa Giải Phóng 709 Giải Phóng – Hà Nội là sự lựa chọn tốt nhất đối với bạn. Hãy gọi 0243-668-7878 để được tư vấn và giải đáp mọi thắc mắc của bạn.