Bệnh viêm mũi dị ứng lâu ngày coi chừng hen suyễn

Theo nghiên cứu khoa học, người bị bệnh viêm mũi dị ứng có nguy cơ bị hen gấp 3 lần người bình thường. Chính vì vậy khi phát hiện bị viêm mũi dị ứng bạn nên đi khám để tránh có những biến chứng gây nên bệnh hen suyễn.

Những bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng phòng khám Giải Phóng nhận định hai căn bệnh viêm mũi dị ứng và hen suyễn có liên quan chặt chẽ đến nhau. Theo một số nghiên cứu cho thấy 80% bệnh nhân hen có viêm mũi dị ứng và 30% bệnh nhân viêm mũi dị ứng có hen suyễn.

bệnh viêm mũi dị ứng
Bệnh viêm mũi dị ứng lâu ngày có nguy cơ hen suyễn cao

Vì sao viêm mũi dị ứng có thể dẫn đến hen suyễn

 

Viêm mũi dị ứng là yếu tố thuận lợi làm khởi phát  cơn hen, nguyên nhân 27% cơn hen ở trẻ em. Người bị bệnh viêm mũi dị ứng sẽ có nguy cơ bị hen gấp 3 lần người bình thường. Viêm mũi dị ứng tuy không nguy hiểm nhưng nó ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống bệnh nhân làm gia tăng những triệu chứng hen và lên cơn hen.

Cũng vì viêm mũi dị ứng và hen có rất nhiều giống nhau về quá trình viêm và cùng xảy ra ở niêm mạc. Viêm mũi dị ứng có thể tác động lên hen và ngược lại. Nhưng cấu trúc niêm mạc đường hô hấp trên và dưới lại khác biệt nhau, ví dụ niêm mạc mũi có nhiều mạch máu hơn, trong khi phế quản lại có sự hiện diện của cơ trơn. Do đó triệu chứng của viêm mũi dị ứng và hen suyễn sẽ khác nhau. Đối với bệnh nhân hen sẽ có sự co thắt phế quản trong phổi, còn ở bệnh nhân viêm mũi dị ứng có sự giãn mạch gây nghẹt mũi.

>>>> Bạn có triệu chứng viêm mũi dị ứng hãy? [click để được tư vấn miễn phí] <<<<

Bệnh nhân viêm mũi dị ứng do có nhiều dich mũi nên khó khăn trong việc thở bằng mũi từ đó chuyển từ thở bằng mũi sang thở miệng, ảnh hưởng đến đường thở và dễ dẫn đến bệnh hen. Trong trường hợp đó bệnh nhân phải điều trị song song, kết hợp cả hai bệnh khó khăn và tốn kém.

Do đó bạn nên gặp bác sĩ ngay khi các triệu chứng hắt hơi, sổ mũi kéo dài hơn hai tuần. Khi có biểu hiện ngưng thở lúc ngủ nặng hoặc sốc phản vệ cần đến bệnh viện ngay lập tức. Khi bệnh nhân bị viêm mũi dị ứng cần được điều trị sớm để tránh biến chứng, tránh chuyển sang hen, tránh làm nặng bệnh hen. Bệnh nhân viêm mũi dị ứng nên đi khám để xem mình có bị bệnh hen hay không và ngược lại. Phòng bệnh bằng cách ngăn ngừa dịch cúm, không tiếp xúc với các di nguyên gây bệnh

Trong quá trình điều trj bệnh hen và trị viêm mũi dị ứng cần tránh các tác nhân kích thích như khói bụi, phấn hoa, mạt nhà, thức ăn gây dị ứng, lông thú, nấm mốc…

Khi có những triệu chứng nặng, nhiều dị nguyên, phôi nhiễm kéo dài, khó kiểm soát môi trường nên sử dụng những loại thuốc đặc hiệu theo sự chỉ định của bác sĩ. Đối với người bị hen cần được điều trị bằng các thuốc ngừa cơn, cắt cơn. Bệnh nhân viêm mũi dị ứng cần rửa mũi, sử dụng thuốc xịt mũi, thuốc kháng dị ứng. Khi bệnh nặng hơn những cách điều trị  đặc hiệu thất bại, hãy dùng những liệu pháp miễn dịch đặc hiệu bằng cách chích dưới da và nhỏ dưới lưỡi.

Bệnh nhân khi điều trị hen suyễn cần được theo dõi, hạ liều định kỳ mỗi 3 tháng một lần tuân theo sự chỉ định của bác sĩ. Khi trẻ em bị hen suyễn điều trị một thời gian có thể ngưng thuốc, còn với người lớn bệnh rất dễ tái phát nên cần được hạ liều đến khi dùng liều thấp nhất là 1 nhát thuốc mỗi tuần.

Triệu chứng của viêm  mũi dị ứng và bệnh hen

Việc chẩn đoán bệnh ban đầu là rất quan trọng vì nó giúp bạn có những cách điều trị thích hợp. Dựa vào những triệu chứng để xác nhận bệnh:

Triệu chứng của viêm mũi dị ứng

  • Hiện tượng chảy nước mũi, nước mũi trong và loãng, hắt hơi từng tràng dài, nghẹt mũi, ngứa mũi, có thể kèm viêm kết mạc mắt. Những triệu chứng này kết hợp với nhau và kéo dài trên 1 giờ sau khi gặp tác nhân gây dị ứng.
  • Bệnh lâu ngày có hiện tượng nghet mũi nặng, khiến việc thở bằng mũi khó khăn hơn bệnh nhân phải thở bằng miệng, ngủ ngáy và có thể ngưng thở lúc ngủ.
  • Bệnh nhân có hiện tượng rối loạn hành vi như mất ngủ, tiểu dầm, làm việc không tập trung cáu gắt. Trẻ dễ bị cảm cúm, nhiễm trùng tai, viêm tai giữa và khó lành hơn.

Triệu chứng của bệnh hen suyễn

Ta có thể nhận biết bệnh hen suyễn qua những triệu chứng sau:

  • Biểu hiện của hen suyễn là ho, khò khè, khó thở.
  • Ho khi gặp dị nguyên như phấn hoa hay lông thú, chất ô nhiễm trong không khí.
  • Ho khò khè sau khi vận động
  • Ho về đêm, khi lạnh thời tiết thay đổi hoặc giao mùa
  • Hiện tượng khò khè tái phát thường xuyên
  • Cảm xâm nhiễm vào phổi, cảm qua 10 ngày mới khỏi
  • Hiện tượng ho khò khè, khó thở sẽ bị nhất định vào một mùa trong  năm
  •  Dùng thuốc hen, suyễn thì giảm triệu chứng.

Khám tai mũi họngỞ trên chúng tôi đã chia sẻ với các bạn những kiến thức cơ bản với chủ đề “Viêm mũi dị ứng lâu ngày coi chừng hen suyễn“. Nếu bạn có thêm những câu hỏi khác về nội dung này, hãy liên hệ với các chuyên gia khoa khám tai mũi họng của phòng khám tai mũi họng Giải Phóng bằng việc kích chuột vào ảnh bên dưới.

Tư vấn khám tai mũi họng miễn phí tại phòng khám đa khoa Giải Phóng 709 giải phóng hà nội
Tư vấn khám tai mũi họng miễn phí tại phòng khám đa khoa Giải Phóng 709 giải phóng hà nội

Phòng khám đa khoa Giải Phóng là một trong những phòng khám tai mũi họng tốt nhất ở Hà Nội hiện nay. Với sự thăm khám và điều trị trực tiếp của đội ngũ y bác sỹ giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm, bệnh nhân có thể hoàn toàn yên tâm về kết quả điều trị. Bên cạnh đó là một hệ thống trang thiết bị y tế hiện đại, máy móc được nhập khẩu từ các nước tiên tiến trên thế giới, phòng khám luôn tự tin mang lại một môi trường khám và chữa bệnh đạt chuẩn tốt nhất cho người bệnh.

Với những ưu thế trên Phòng khám đa khoa Giải Phóng 709 Giải Phóng – Hà Nội là sự lựa chọn tốt nhất đối với bạn. Hãy gọi 0243-668-7878 để được tư vấn và giải đáp mọi thắc mắc của bạn.

Chia sẻ bài viết trên:

Bình luận bài viết