Dân gian có nhiều cách trị viêm mũi dị ứng hiệu quả. Một trong số đó ta không thể không kể đến tỏi, với những cách làm đơn giản như dùng nước ép tỏi hoặc rượu tỏi, tỏi nướng.
Chất kháng sinh tự nhiên allicin có trong tỏi có công dụng tiêu diệt nhanh chóng những vi-rut gây bệnh, trong tinh dầu tỏi có chứa nhiều glucogen, aliin, fitonxit sẽ kháng khuẩn, chống viêm. Tỏi cũng để chữa bệnh viêm nhiễm ở ngoài da, bệnh tiêu hóa. Tỏi là biện pháp chữa viêm mũi dị ứng được nhiều người áp dụng.
Cách trị viêm mũi dị ứng bằng nước ép tỏi
Cách làm: Lấy tỏi ép lấy nước cốt, thêm vào 1 chút mật ong , pha theo tỉ lệ 1:2. Hòa 2 hỗn hợp trên, thấm vào bông gòn và nhét vào mũi. Mỗi ngày dùng trong 3 lần.
Cách trị viêm mũi dị ứng bằng rượu tỏi
Cách làm: Dùng tỏi đã bóc vỏ, đem giã nát, bỏ vào chai ngâm với rượu trắng, ủ trong vòng 10 ngày. Thỉnh thoảng nên lắc chai rượu, khi rượu chuyển từ màu trắng sang màu vàng có thể dùng được. Mỗi ngày bạn nên dùng vào sáng và tối với liều lượng là một thìa cà phê.
Bạn cũng có thể dùng tỏi giã ra, sau đó vắt lấy nước, trộn với dầu vừng theo tỉ lệ 1:1. Trước khi dùng hỗn hợp này bạn nên vệ sinh mũi sạch sẽ, lau sạch rồi dùng bông thấm dung dịch vừa pha nhét vào mũi. Sẽ cho hiệu quả hơn.
Nếu có thể bạn, mỗi ngày bạn nên ăn từ 2-3 nhánh tỏi sống, trong bữa ăn hàng ngày. Sẽ có thể giảm tình trạng nghẹt mũi và hắt hơi.
Tỏi không những chữa được viêm mũi dị ứng mà còn có thể trị viêm xoang mũi. Khi dùng phương pháp này bạn cần phải dùng liên tục, không nên ngắt quãng, bởi làm như vậy sẽ làm giảm hiệu quả trị bệnh.
Bên cạnh việc dùng tỏi bạn có thể chữa viêm mũi dị ứng bằng cây giao, cây cóc mẳn, dây mướp, tân di… Những biện pháp này cũng khá hiệu quả.
Theo các bác sĩ phòng khám tai mũi họng Giải Phóng mục tiêu của việc điều trị viêm mũi dị ứng là để làm giảm những triệu chứng, do đó cách tốt nhất là bệnh nhân nên tránh hoặc hạn chế đến mức tối thiểu việc tiếp xúc với dị nguyên gây ra dị ứng. Người bệnh cũng có thể chuyển đến sống ở những nơi không có dị nguyên đó. Không tiếp xúc với khói thuốc, nước hoa, phấn hoa, bụi bẩn, nấm mốc trong nhà.
Nhưng trên thực tế hầu hết bệnh nhân không thể kiểm soát được những dị nguyên gây dị ứng do vậy thường sử dụng thuốc để điều trị triệu chứng. Bệnh nhân nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ bệnh viện tai mũi họng trước khi sử dụng bất cứ loại thuốc nào.