Viêm mũi dị ứng mãn tính bạn hiểu được bao nhiêu?

Viêm mũi dị ứng mãn tính là hiện tượng viêm mũi dị ứng kéo dài và rất khó điều trị. Nó khiến bệnh nhân vô cùng mệt mỏi, khó chịu. Vậy bạn hiểu gì về căn bệnh này hay chưa?

Nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng mãn tính

Những nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng mãn tính thường được biết đến do

– Người bệnh quá mẫn cảm với một hoặc một số tác nhân như khói bụi, hóa chất, lông của vật nuôi…

 Thường bùng phát khi có sự thay đổi về thời tiết, khí hậu quá đột ngột hoặc bệnh nhân mẫn cảm với không khí xung quanh

– Yếu tố di truyền chiếm một phần không nhỏ vào những nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng mãn tính.

nguyên nhân viêm mũi dị ứng mãn tính
Dị ứng với lông chó mèo gây viêm mũi dị ứng mãn tính

Triệu chứng viêm mũi dị ứng mãn tính

Căn bệnh này thường được biết đến với 2 loại chính là viêm mũi mãn tính xuất tiết và viêm mũi mãn tính quá phát, cụ thể như sau:

– Viêm mũi mãn tính xuất tiết: Thường biểu hiện ra ngoài bằng các triệu chứng như chảy nước mũi, phù nề niêm mạc mũi, nhiều dịch nhầy ứ đọng trong khi đó, cuốn mũi ngày càng cương to làm hẹp đường thở, đôi khi khiến người bệnh rất khó thở. Bên cạnh đó, người bệnh thường xuyên bị ngạt mũi kéo dài nên khứu giác của bệnh nhân cũng vì thế mà suy giảm đáng kể. Viêm mũi mãn tính xuất tiết thường gặp ở trẻ nhỏ, do tình trạng viêm mũi cấp tái phát nhiều lần hoặc xuất hiện ngay sau khi trẻ bị viêm amidan.

– Viêm mũi mãn tính quá phát: lại khiến cho người bệnh bị ngạt tắc mũi, có xuất tiết. Tình trạng quá phát này thấy nhiều hơn ở người lớn. Những nguyên nhân chủ yếu thường do dị tật ở vách ngăn mũi (chẳng hạn như bị vẹo vách ngăn hoặc polyp mũi), tiếp xúc với các loại hóa chất, khói bụi… nhất là ở người có cơ địa dị ứng hoặc sức đề kháng bị suy giảm.

Nên làm gì khi bị viêm mũi dị ứng mãn tính?

cách chữa viêm mũi dị ứng mãn tính
Cung cấp vitamin C đầy đủ

Đối với căn bệnh này, bạn cần duy trì một chế độ sinh hoạt lành mạnh:

– Tránh các tác nhân gây dị ứng và đặc biệt là phải giữ ấm cho cơ thể khi về sáng hoặc mùa lạnh (bằng cách đeo khẩu trang, dùng điều hòa >26 độ C).

– Sinh hoạt điều độ, bổ sung vitamin C để tăng cường sức đề kháng của cơ thể.

– Tránh lạm dụng các loại thuốc có chứa chất corticoid co mạch giúp thông mũi khi bị nghẹt do nó có thể gây hại cho niêm mạc và thành mạch mũi.

– Vệ sinh hàng ngày bằng nước muối loãng sinh lý.

– Hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa phòng khám Giải Phóng để được tư vấn và hướng dẫn cách điều trị đúng đắn nhất. Tránh trường hợp tự ý chữa bệnh tại nhà hoặc ủ bệnh quá lâu rất khó điều trị.

Chia sẻ bài viết trên:

Bình luận bài viết