Bạn hiểu gì về căn bệnh viêm mũi teo?

Viêm mũi teo hay còn gọi là trĩ mũi. Đây là căn bệnh khá phổ biến hiện nay nhưng đa phần bệnh nhân đều chưa nghe nói đến bao giờ và cũng không biết một cách chính xác những kiến thức căn bản về nó. Chính vì vậy dễ dẫn đến sai lệch trong nhận thức và cách điều trị.

Viêm mũi teo là gì?

Viêm mũi teo còn được biết đến với tên gọi là trĩ mũi nguyên phát. Đa số các trường hợp gây bệnh là do vi trùng Klebsiella ozenae. Vì vậy, nhiều khi nó còn được gọi là bệnh Ozenae.

Nguyên nhân gây bệnh viêm mũi teo

Nguyên nhân phổ biến nhất gây ra căn bệnh này là do phẫu thuật viêm xoang, sau đó là do tia xạ, các chấn thương, cũng có thể do các bệnh u hạt hoặc tình trạng nhiễm trùng.

Nguyên nhân gây viêm mũi teo
Nguyên nhân gây viêm mũi teo

Theo các tài liệu y khoa cho thấy, phẫu thuật xoang một mình chiếm đến 90% các trường hợp trĩ mũi thứ phát. Ngoài ra, phẫu thuật phổ biến như cắt cuốn mũi toàn phần và bán phần chiếm khoảng 80% và phẫu thuật xoang không cắt cuốn mũi là 10%. Một phẫu thuật chiếm tỷ lệ khá nhỏ đó là cắt bỏ xương hàm trên maxillectomy chỉ khoảng 6%.

Nhiễm trùng có thể không phải là thủ phạm gây bệnh viêm mũi teo thứ phát mà sự bội nhiễm do nó lại hiện diện không đổi và chính là nguyên nhân của quá trình tiết dịch, đóng vảy, bốc mùi hôi thối. Đối với những trường hợp này, chỉ có một tỉ lệ nhỏ các bệnh nhiễm trùng thứ phát.

Triệu chứng của bệnh viêm mũi teo

Viêm mũi teo thường xảy ra ở những phụ nữ trẻ cùng với các biểu hiện như:

– Viêm mũi kéo dài.

– Khi xì mũi thấy xuất hiện mủ vàng, xanh vón thành cục, đặc biệt là có mùi vừa tanh vừa thối.

– Nhiều vảy đọng trong hốc mũi, dễ gỡ bỏ, nhưng lại bốc mùi rất thối làm những người xung quanh vô cùng khó chịu.

– Tuy nhiên bệnh nhân hoàn toàn không ngửi thấy gì nên k biết tình trạng của bản thân.

– Người bệnh thấy ngạt tắc mũi thường xuyên dù vùng mũi thông thoáng.

– Nhức đầu kèm theo ù tai, khô họng

triệu chứng viêm mui teo
Thăm khám ngay khi có các triệu chứng viêm mũi teo

– Hốc mũi rộng, niêm mạc mỏng, nhợt nhạt và dính vào xương.

– Cuốn mũi khô và teo lại (nên được gọi là viêm mũi teo).

Điều trị bệnh này như thế nào?

Có rất nhiều phương thức điều trị viêm mũi teo. Trong đó, các phương pháp chủ đạo là

– Điều trị tại chỗ bằng việc rửa mũi

– Điều trị toàn thân qua đường uống bằng  thuốc kháng sinh, vitamin A.

– Phẫu thuật bịt cửa mũi và làm hẹp hốc mũi.

Lời khuyên: Tốt nhất các bạn nên tìm đến những trung tâm y tế uy tín để được thăm khám và điều trị tận gốc.

Mọi thắc mắc của quý vị xin gửi về đường dây nóng 1900 2662 của phòng khám 709 giải phóng để được tư vấn hoàn toàn miễn phí.

Chia sẻ bài viết trên:

Bình luận bài viết