Tình trạng viêm mũi mãn tính trở nên phổ biến hơn trước rất nhiều. Số ca bệnh mắc các bệnh đường hô hấp tăng lên đáng kể kèm với đó là sự khởi nguồn của nhiều bệnh quan trọng như hen phế quản, viêm phổi, viêm phế quản cấp và mạn tính, tuy viêm mũi mãn tính không nguy hiểm nhưng nó rất được quan tâm.
=> Cách chữa viêm mũi dị ứng bằng thảo dược dân gian
Viêm mũi mãn tính
Khá phổ biến ở cả người lớn và trẻ em.
– Thường do nhiều nguyên nhân:
+ Viêm mũi cấp kéo dài, bị nhiều lần.
+ Các ổ viêm nhiễm kế cận như V.A ở trẻ em…
+ Do tiếp xúc thường xuyên với bụi, hóa chất…
+ Do các lệch hình ở mũi gây nên…
Thường gặp ở trẻ em do viêm V.A, V.A quá phát hay do viêm mũi cấp tái diễn nhiều lần.
Trong viêm mũi xuất tiết, niêm mạch trở nên dày, mất dần lông chuyển, cuốn dưới cương to, sung huyết, các tuyến nhầy phát triển và hoạt động quá mức.
Hai triệu chứng chính là ngạt và chảy mũi nhầy:
– Ngạt mũi: thường hai bên, tăng khi thay đổi thời tiết hoặc cơ thể suy yếu.
– Chảy mũi nhầy, liên tục, nhiều, chất nhầy có thể đục, nhưng không có mùi hôi. Mũi nhầy chảy xuống họng gây ho kéo dài, có thể thành khàn tiếng.
– Khám mũi: da cửa lỗ trước nề đỏ, có vết nứt, niêm mũi nề, cuốn dưới to, đỏ làm hẹp đường thở nhưng còn co hồi tốt với thuốc gây co. Sàn mũi và khe dưới ứ đọng nhiều dịch nhầy.
Nếu không được điều trị sẽ đưa đến viêm mũi quá phát, cũng thường gây viêm xoang mãn, viêm họng mãn. Viêm thanh, khí phế quản hoặc viêm tai giữa.
– Tại chỗ: hút sạch nhầy, rỏ mũi bằng các thuốc co mạch như ephedrin 1 – 3%, naphazolin 0,5% và thuốc làm săn niêm mạc, sát khuẩn như argyrol 1 – 3% ngày vài lần.
Khí dung với hydrocortison.
– Điều trị toàn thân: chống tạng tân bằng dầu cá, sirô Idotanic, sirô calci…
– viêm mũi xuất tiết ở trẻ nhỏ chủ yếu do V.A, nạo V.A sẽ khỏi.
– Argyrol cần đựng trong lọ, ống có bọc giấy đen, không để ra nắng để tránh oxy hóa gây hại niêm mạc
Là bệnh thường gặp ở cả người lớn và trẻ em
Tại chỗ:
– Tiếp xúc thường xuyên với hóa chất, làm việc nơi nhiều bụi, làm việc lâu nơi lạnh, ẩm…
– Các vẹo, lệch hình vách ngăn.
– V.A quá phát, viêm mãn.
Tòan thân:
– Cơ địa dị ứng, tạng tân
– Có biến đổi, rối loạn về nội tiết.
– Có bệnh toàn thân: suy gan, rối loạn tiêu hóa…
Diễn biến qua 3 giai đoạn, phân biệt qua mức độ ngạt tắc mũi và tình trạng cuốn dưới.
– Ngạt tắc mũi: là triệu chứng chính, lúc đầu ngạt mũi nhiều về ban đêm, khi thay đổi thời tiết, khi lạnh ẩm nóng bụi…khi ngạt bên này, khi bên kia. Ngạt mũi ngày càng tăng thành tắc mũi cả hai bên, nhất là về đêm, phải há miệng để thở nên thường hay bị khô rát họng, dính vào thành sau họng, phải ho, khạc nhất là về sáng.
Thường có xuất tiết nhầy chảy xuống họng, dính vào thành sau họng, phải ho, khạc nhất là về sáng.
– Khám mũi: để xác định tình trạng cuốn dưới.
+ Giai đoạn sung huyết: niêm mạc nề đỏ, cuốn dưới nở to làm hẹp hẳn đường thở nhưng khi đặt bông thấm xylocain cuốn dưới co lại tốt, khe thở thông.
+ Giai đoạn quá phát: cuốn dưới to, sát vào vách ngăn làm lấp đường thở, mặt gồ gề, có máu xanh xám nhạt, khi đặt bông xylocain có hồi chậm và hạn chế.
Soi mũi sau: đuôi cuốn dưới to, mặt lỗ rỗ, có màu tím nhợt.
+ Giai đoạn thoái hóa: cuốn dưới thoái hóa, mất vai trò tổ chức cương, luôn to, lấp đường thở, có màu trắng đục, gồ gề, hơi cứng, đặt bông thấm xylocain không co hồi.
Đuôi cuốn dưới to, mặt gồ gề, màu xanh đục, thò ra cửa lỗ mũi sau, che lấp phần lỗ mũi sau.
Viêm mũi quá phát ngày càng nặng lên do tắc mũi cả hai bên gây mất ngửi, nói giọng mũi kín.
Dễ gây viêm họng, viêm thanh quản, khí quản.
+ Tại chỗ:
– Giai đoạn sung huyết: có thể tiểm vào cuốn dưới các chất gây xơ hay corticoid.
– Ở giai đoạn quá phát, đốt cuốn dưới bằng điện một chiều hay bằng đông lạnh như nitơ lỏng.
– Nếu đã bị thoái hóa thì phải làm phẫu thuật cắt bỏ bờ tự do cuốn dưới hay cắt đuôi cuốn dưới.
+ Cần giải quyết các nguyên nhân như: nạo V.A, cắt amiđan, xén bỏ các lệch hình vách ngăn.
+ Điều trị toàn thân: chống cơ địa dị ứng, tạng tân, ức chế giao cảm.
– Khi làm việc nơi nhiều bụi hóa chất kích thích, nơi gió lạnh, ẩm cần phải đeo khẩu trang.
– Rỏ mũi ngay khi bị ngạt, tắc mũi.
– Giải quyết sớm các nguyên nhân như nạo V.A, điều trị viêm mũi cấp, chỉnh hình lại vách ngăn.
– Luyện tập thở, giữ vệ sinh mũi họng nhất là mùa lạnh.
– Cần xác định giai đoạn để có cách xử lí
– Không được cắt bỏ toàn bộ cuốn dưới vì sẽ gây viêm mũi teo, ảnh hưởng đến hoạt động tình dục.
Rất thường gặp tuy ở nước ta còn ít được chú ý đến, trước đây thường được coi là viêm mũi dị ứng không thấy dị nguyên.
Ngày nay nhờ có nội soi mũi xoang và những hiểu biết đầy đủ về hệ thống thần kinh giao cảm của mũi nên được coi là một bệnh và có mức độ phổ cập ngày càng tăng.
Bệnh thường diễn biến thành từng đợt như viêm mũi dị ứng, xuất hiện khi thời tiết thay đổi, khi cơ thể suy yếu, mất thăng bằng.
Triệu chứng chính là ngạt tắc mũi với mức độ khác nhau tùy từng người, có thể ngạt tắc mũi liên tục nhưng thường từng lúc, nhiều về đêm, có thể ngạt tắc hai hốc mũi nhưng ban đầu thường gặp là lúc ngạt bên bày lúc bên kia, theo tư thế đầu, tăng khi nằm.
Ngoài ngạt tắc mũi cũng gặp chảy nước mũi, thường không nhiều, nước mũi loãng, trong hoặc nhầy, khi bội nhiễm thành mũi mủ, có thể chảy xuống cả thành họng.
Ở một số người còn gặp hắt hơi, ngứa mũi, thường xuất hiện khi bị lạnh, ẩm, tiếp xúc với hơi, mùi lạ.
Soi mũi: cuốn dưới thừng nề, to, nhẵn, còn co hồi với thuốc gây co, không thấy hiện tượng niêm mạc nhợt màu như trong viêm mũi dị ứng.
Nội khoa:
– Tại chỗ: rỏ mũi, khí dung bằng các thuốc co mạch + corticoid.
– Toàn thân: cho kháng histamin tổng hợp như chlorphenamin, thiantan, teldan…với liều tăng dần.
– Corticoid như Prednisolon, dexametason, betametason…với liều giảm dần.
– Ức chế thần kinh giao cảm như belladon, ecgotamin.
Ngoại khoa:
Cắt bỏ hay hủy diệt dây thần kinh Vidien bằng nhiệt hay đông lạnh qua vi phẫu mũi xoang.
1. Dễ chẩn đoán lầm với viêm mũi dị ứng hay viêm xoang khi có bội nhiễm.
2. Điều trị triệt để bằng cắt bỏ hay hủy diêt thần kinh Vidien.
3. Lưu ý: kháng histamim liều tăng dần, corticoid liều giảm dần
Viêm mũi teo gặp nhiều dạng, tùy theo nguyên nhân:
– Viêm mũi teo nghề nghiệp gặp ở thợ khai thác đá.
– Viêm mũi tao – nhiễm khuẩn thể giả lao của Moure.
– Viêm mũi teo do thở qua ống mở khí quản thường xuyên, kéo dài.
– Trĩ mũi (Ozene) là loại viêm mũi teo đặc hiệu thường gặo, tuy nhiên hiện này ngày càng hiếm đi.
Nguyên nhân
Hiện chưa được xác định, các yếu tố có tác động là:
Do bẩm sinh hốc mũi rộng sẵn, hay do phẫu thuật cuốn dưới gây ra.
trong trĩ mũi có các vi khuẩn Belfanti (giả bạch hầu), Loevenberg và Perez (gây mũi thối). Song các vi khuẩn trên có thể gặp riêng rẽ trong mũi thường.
Trĩ mũi thường gặp ở nữ, độ tuổi dậy thì, khi có kinh nguyệt bệnh có thể tăng hay giảm, đến tuổi mãn kinh hay sau khi đẻ bệnh sẽ giảm đi.
Ở người trĩ mũi thường thấy có rối loạn giao cảm.
Chẩn đoán
Trĩ mũi thường khá điển hình với các triệu chứng sau:
– Hơi thở thối và tăng làm cho người xung quanh rất khó chịu.
– Mất ngửi: tự bệnh nhân lại không ngửi thấy được mùi thối cũng như các mùi khác.
– Vẩy mũi to, có màu xenh hay nâu, có mùi thối, vảy che lấp hết hốc mũi, lấy vảy ra một cách dễ dàng không gây chảy máu nhưng vảy lại tái tạo rất nhanh.
– Mũi teo: khi lấy hết vảy, thấy hốc mũi rộng huyếch, các cuốn mũi, kể cả cuốn dưới đều bị teo đi, niêm mạc nhợt, khô.
– Ngạt mũi: tuy mũi to, rộng huyếch nhưng bệnh nhân lại có cảm giác ngạt mũi, đây là cảm giác ngạt giả do không khí đi rất nhanh qua hốc mũi rỗng nên không có cảm giác thở.
Cũng cần phân biệt với:
– Giang mai mũi: có vảy cứng nhưng lấy khó, niêm mạc hay bị loét có mủ, cuối mũi không bị teo nhỏ.
– Lao mũi: vảy mũi mỏng, nhỏ, màu vàng, không thối.
Xử trí
– Lấy vảy mũi và rửa bằng dung dịch borat hoặt natribicarbonat loãng ấm hàng ngày.
– Bôi thuốc mỡ vitamin A, D để chống thoái hóa niêm mạc.
– Chống nhiễm khuẩn: thường dùng streptomycin tại chỗ.
– Dùng Vaxcin trị liệu cũng có kết quả.
Phẫu thuật làm hẹp hốc mũi bằng cách độn mảnh nhựa acrylic (phẫu thuật Eries) hay ghép dưới niêm mạc mảnh xương (xương sườn, mào chậu) hoặc mỡ của chính bệnh nhân.
+ Trĩ mũi triệu chứng thường điển hình, dễ chẩn đoán. Hơi thở hôi, mất ngửi, vảy mũi nhiều, ngạt mũi (giả hiệu).
+ Ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt vì hơi thở hôi rõ rệt.
+ Thường gặp ở phụ nữ, thay đổi theo hoạt động nội tiết
Nguyên nhân
Do rỏ mũi thường xuyên, kéo dài, ngày nhiều lần. Chủ yếu với các thuốc rỏ mũi để co mạch, chống ngạt tắc mũi hư naphtazolin, ephedrin…
Các thuốc này gây co mạch liên tục, tác động tới các mạch dưới niêm mạc làm ảnh hưởng đến các tế bào lông chuyển (bị thoái hóa nhanh, không có tế bào thay thế).
>>>> Làm thế nào khi mắc phải bệnh viêm mũi mãn tính [click để được tư vấn miễn phí] <<<<
Chẩn đoàn
Để biết tiền sử đã sử dụng thuốc.
Tình trạng ngạt tắc mũi: thường gặp cả hai bên, rỏ thuốc co mạch ít hay mất tác dụng có cảm giác khô mũi.
Niêm mạc mũi khô, có màu bệch, nhợt, không nhẵn bóng.
– Cuốn dưới: quá phát, to, hơi sần sùi, màu bệch, co hồi chậm khi đặt thuốc co mạch hoặc không co hồi.
– Cuốn giữa: không bóng ướt, hơi nề, to.
Khe mũi: bình thường, có thể nề nhẹ.
Tìm nguyên nhân gây ngạt tắc mũi cơ bản để xử trí như lệch, vẹo, dị hình vách ngăn, viêm xoang mãn…
– Khí dung
– Xông hơi mũi
– Vitamin C
– Tăng tiết dịch: bromhexin…
– Bất kỳ thuốc rỏ mũi nào dùng thường xuyên, ngày quá 3 lần, khi rỏ mũi liên tục quá 3 tuần, phải đi khám tìm nguyên nhân
– Là bệnh phải theo dõi, điều trị lâu dài.
Phòng khám đa khoa Giải Phóng là một trong những phòng khám tai mũi họng tốt nhất ở Hà Nội hiện nay. Với sự thăm khám và điều trị trực tiếp của đội ngũ y bác sỹ giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm, bệnh nhân có thể hoàn toàn yên tâm về kết quả điều trị. Bên cạnh đó là một hệ thống trang thiết bị y tế hiện đại, máy móc được nhập khẩu từ các nước tiên tiến trên thế giới, phòng khám luôn tự tin mang lại một môi trường khám và chữa bệnh đạt chuẩn tốt nhất cho người bệnh.
Với những ưu thế trên Phòng khám đa khoa Giải Phóng 709 Giải Phóng – Hà Nội là sự lựa chọn tốt nhất đối với bạn. Hãy gọi 0243-668-7878 để được tư vấn và giải đáp mọi thắc mắc của bạn.