Viêm mũi vận mạch là chứng bệnh thường bị nhầm lẫn với viêm mũi dị ứng. Do đó, trong chẩn đoán bệnh thường bị nhầm lẫn. Nhiều người dùng thuốc chữa viêm mũi dị ứng không có hiệu quả đến sau đi khám mới được bác sĩ phát hiện ra đây là bệnh viêm mũi vận mạch.
Vậy, viêm mũi vận mạch là bệnh gì mà lại bị nhầm lẫn với viêm mũi dị ứng vậy? Các bác sĩ phòng khám tai mũi họng Giải Phóng sẽ chỉ ra cho bạn thế nào gọi là viêm mũi vận mạch và những nguyên nhân, triệu chứng phân biệt và điều trị bệnh thế nào cho có hiệu quả.
Xem thêm: Địa chỉ điều trị bệnh về tai hiệu quả nhất
Viêm mũi vận mạch là bệnh gì vậy?
-
Viêm mũi vận mạch là gì?
Viêm mũi vận mạch là chỉ tình trạng phản ứng quá mức của hệ thần kinh mũi đối với giao cảm trong niêm mạc mũi gây ra chứng viêm. Thậm chí có trường hợp phía trong mũi có xuất hiện 1 lớp như niêm mạc phồng lên bịt kín mũi, gây hiện tượng chảy nước mũi, nghẹt mũi thất thường trong ngày.
-
Nguyên nhân gây bệnh viêm mũi vận mạch
Viêm mũi vận mạch cũng như các bệnh về mũi họng khác nó có nhiều yếu tố tác động gây ra bệnh như:
– Môi trường sống: Ở những vùng khí hậu thay đổi đột ngột về độ ẩm, nhiệt độ, khói bụi, môi trường bị ô nhiễm sẽ có tỷ lệ người mắc chứng bệnh này cao hơn so với nững khu vực khác.
– Do nội tiết tố và chuyển hoá: Nội tiết tố trong cơ thể chúng ta có sự thay đổi trong từng thời kỳ do nhiều nguyên nhân gây ra như khi mang thai hay lạm dụng thuốc tránh thai gây ra cũng là cơ hội để căn bệnh này phát triển ở nữ giới.
– Thuốc: Một số người dùng thuốc trị cao huyết áp, tâm thần, cocain,… Sẽ gây ra tác dụng phụ này.
– Cơ thể: Căng thẳng, lo lắng nhiều, stress, vận động thể lực quá mức cũng khiến cơ thể bạn có nhiều sự biến đổi và gây viêm nhiễm vùng mũi.
-
Triệu chứng viêm mũi vận mạch
Các triệu chứng của viêm mũi vận mạch tiêu biểu thường giống của bệnh viêm mũi dị ứng như: hắt hơi liên tục, ho húng hắng, chảy nước mũi vào buổi sáng, nghẹt mũi đổi bên, niêm mạc mũi tái nhợt. Do đó, nhiều người bệnh không đến gặp bác sĩ chuyên khoa đã nhầm lẫn với bệnh viêm mũi dị ứng và dùng thuốc không mang lại hiệu quả.
-
Cách điều trị viêm mũi vận mạch
Bạn có thể dùng nước muối sinh lý rửa và nhỏ mũi mỗi ngày. Đồng thời dùng các loại thảo dược như tỏi để chữa bệnh bằng cách xông mũi hay dùng trực tiếp. Tránh xa môi trường khói bụi và các tác nhân có khả năng gây bệnh cho bạn. Không để tình trạng căng thẳng, suy nhược xảy ra. Đồng thời tạo cho bản thân những thói quen sinh hoạt lành mạnh.