Viêm mũi xoang cấp tính chẩn đoán thế nào đây?

Viêm mũi xoang cấp tính nếu phát hiện sớm, điều trị sớm sẽ mang lại hiệu quả cao, tránh biến chứng thành viêm mũi xoang mạn tính ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của bản thân. Do đó, bạn cần biết khi mắc bệnh bản thân cần tiến hành những xét nghiệm chẩn đoán nào để xác đinh rõ bệnh tình.

Xem thêm: Mách nhỏ mẹ địa chỉ phòng khám chuyen khoa tai mui hong uy tín nhất Hà Nội

viêm mũi xoang cấp
Đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám trực tiếp

Các xét nghiệm và chẩn đoán cần thiết cho người mắc bệnh viêm mũi xoang cấp

  1. Khám lâm sàng

Để tìm ra nguyên nhân của các triệu chứng mà người bệnh gặp phải. Bác sĩ có thể sẽ dùng 1 công cụ để giữ mũi ở tư thế mở và dùng thuốc co mạch máu ở mũi. Điều này sẽ giúp bác sĩ dễ dàng xem xét bên trong mũi và chẩn đoán bệnh chính xác hơn. Tìm ra vùng mũi xoang bị viêm, chảy dịch và polyp mũi (nếu có).

  1. Nội soi mũi

Bác sĩ sẽ sử dụng dụng cụ nội soi dể khám thính sâu các vùng xoang mũi một cách trực quan.

  1. Nghiên cứu hình ảnh

Hình ảnh chụp sẽ được chụp cắt lớp vi tính (CT) hoặc chụp ảnh mũi cộng hưởng từ (MRI). Việc nghiên cứu hình ảnh sẽ cho bác sĩ biết được những vùng xoang nào của bạn bị viêm.

  1. Phòng thí nghiệm

Kiểm tra tại phòng thí nghiệm nên nói chung là không cần thiết để chẩn đoán về bệnh viêm mũi xoang cấp tính. Tuy nhiên, trong một số trường hợp các điều kiện không đáp ứng với chữa trị hoặc đang phát triển thì các xét nghiệm mô có thể giúp tìm ra nguyên nhân gây bệnh do vi khuẩn hay virus.

  1. Một thử nghiệm dị ứng

Trường hợp bác sĩ nghi ngờ rằng bạ  có thể được gây ra bởi dị ứng, sẽ làm một thử nghiệm da dị ứng cho bạn. Thử nghiệm trên da này rất an toàn và nhanh chóng, giúp xác định các chất gây dị ứng mũi cho bạn.

viêm mũi xoang cấp
Hình ảnh chụp CT xoang

Nên làm gì khi bị viêm mũi xoang cấp tính

– Vệ sinh mũi xoang sạch sẽ hàng ngày bằng nước muối sinh lý.

– Tránh xa nguồn dị ứng, bụi bẩn, khói xe,… Để không khiến mũi của bạn bị viêm nhiễm.

– Đến gặp bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng để được thăm khám, chữa trị càng sớm càng tốt.

– Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

– Có chế độ ăn uống lành mạnh, nghỉ ngơi hợp lý

– Tăng cường vận động, học tập và làm việc hợp lý.

– Tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể để sớm lành bệnh.

-Phòng tránh và điều trị triệt để bệnh về tai mũi họng có liên quan.

Chia sẻ bài viết trên:

Bình luận bài viết