Cây giao “thần dược” chữa bệnh viêm xoang cực kỳ hiệu quả

Y học dân gian có rất nhiều bài thuốc hay cách chữa bệnh viêm xoang vô cùng hiệu quả, một trong số đó chúng ta không thể không kể đến cây giao. Theo thống kê của viện y dược học cổ truyền có tới hơn 90% bệnh nhân bị bệnh viêm xoang mũi có thể “vĩnh biệt” căn bệnh này nhờ cây giao. Bên cạnh đó loại dược liệu này còn có thể chữa những bệnh khác như mụn cóc, viêm, cá đâm, rắn cắn…

Vì sao cây giao có thể chữa bệnh viêm xoang

Cây giao  có rất nhiều tên gọi một số vùng gọi là cây xương cá, cây nọc rắn, cây càng cua, cây càng tôm, cây xương khô, cây san hô xanh, thập nhị, cây quỳnh cành giao… nhưng tên khoa học của chúng là Euphorbia Tiricabira L. Đây là loại cây thuộc họ thầu dầu Euphorbiaceae. Không khó để ta có thể bắt gặp cây giao, bởi chúng có thể mọc hoang ở nhiều nơi, ở vùng nông thôn họ trồng loài cây này làm hàng rào.

Với đặc tính có vị cay, hơi chua, tính mát, hơi có độc công dụng thúc sữa, sát trùng, khử phong, tiêu viêm, giải độc. Công dụng chính có thể dùng để chữa bệnh viêm xoang rất hiệu quả. Liệu pháp xông hơi cũng có thể dùng để chữa bệnh viêm mũi

bệnh viêm xoang
Cây giao chữa bệnh viêm xoang cực kỳ hiệu quả

Chữa bệnh viêm xoang triệt để nhờ xông mũi bằng cây giao

Cách chữa bệnh viêm xoang bằng cây giao rất dễ dàng, bạn cần chuẩn bị một cái ấm nước nhỏ bằng nhôm hoặc sành nhưng lưu ý những ấm này sau khi dùng nấu nước cây giao không nên dùng để đun nước uống, rất có thể sẽ vô tình gây nhiễm độc. Sau đó lấy một mảnh giấy lớn hoặc một tờ giấy lịch treo tường lớn, quán giấy lại để tạo thành một cái ống dài khoảng 5 tấc (50cm), không được làm ngắn hơn vì như vậy sẽ rất dễ có hơi nóng làm bỏng da, còn khi quá dài sẽ không đủ mạnh để hít khí.

Quấn ống sao cho 1 đầu vừa hoặc lớn hơn miệng vòi ấm, còn đầu nhỏ để vừa mũi để xông mũi. Sử dụng ống tre sẽ tốt hơn rất nhiều, tuyệt đối không nên  dùng nhựa, dễ nóng chảy. Sau đó đổ nước vào ấm với một lượng vừa phải. Đếm cỡ 10 – 20 đốt cây xương cá, tùy theo số lượng cây bạn có, nên cắt nhỏ các đốt cây  rồi thả vào ấm. Chú ý cắt cây ngay trên miệng ấm, để mủ nhỏ xuống ấm thì tốt hơn. Nhưng phải luôn cẩn thận không để mủ dính vào mắt gây hại cho mắt.

Đặt ấm lên bếp, đun sôi nước cho đến khi  thấy hơi xông ra nhiều từ vòi ấm thì nên cho lửa nhỏ bớt đi, sao cho vừa đủ để để hơi có thể bốc ra nhẹ ở vòi ấm là đủ. Bước này ống giấy bạn đã chuẩn bị mới cớ cơ hội phát huy tác dụng, đưa đầu lớn của ống vào vòi ấm, đầu nhỏ đưa lên mũi để xông hơi. Thời gian xông có thể chỉ là 15 – 20 phút, nếu rảnh hơn bạn có thể xông 30 phút. Để dàng nước ấm và hâm lại nước trong ấm để dùng, xông trong 2 ngày sáng và tối. Hết ngày đổ bỏ, hôm sau lại làm liều thuốc mới. Chú ý khi hâm lại dùng lần 2 thì cho thêm một ít nước và một vài đốt cây để bổ sung thêm thuốc.

Bạn nên bắt đầu xông ngay khi vừa bốc hơi, để có thể tận dụng lúc chất mủ còn đậm đặc đạt hiệu quả hơn. Hơi ban đầu xông rất nóng nên ta có thể hít một lát, nếu quá nóng thì quay ra bên ngoài để thở, sau đó quay vào xông tiếp. Thực hiện linh hoạt sao cho thật thoải mái. Bạn chỉ cần xông từ 2 – 3 hoặc 4 lần xông, bệnh sẽ thuyên giảm rõ rệt. Các bác sĩ phòng khám tai mũi họng khuyến cáo, phụ nữ mang thai không nên chữa viêm xoang bằng cây giao, bởi nó có thể gây độc hại cho sức khỏe của mẹ và bé.

Chia sẻ bài viết trên:

Bình luận bài viết