Viêm xoang rất dễ xảy ra ở trẻ nhỏ bởi sức đề kháng ở trẻ còn yếu, đặc biệt khi không điều trị đúng sẽ có thể dẫn đến một số biến chứng vê mắt, về tai rất nguy hiểm. Khi trẻ bị bệnh các mẹ phải chú ý chăm sóc trẻ đúng cách.
Nhận biết triệu chứng trẻ viêm xoang
- Khi trẻ bị bệnh viêm xoang cấp tính: sẽ có hiện tượng trẻ sốt nhẹ, chảy mũi, đặc biệt tình trạng này kéo dài hơn đối với những trẻ đã từng bị viêm đoán V.A, bị nhưng chứng bệnh đường hô hấp trên như viêm họng, viêm mũi kéo dài từ một đến vài tuần. Trẻ bị ho, hắt hơi, có thể dẫn đến non, mửa. Ở những trẻ lớn có thể cảm nhận được tình trạng đau đầu nhưng với trẻ nhỏ thì mẹ phải thật tinh ý vì trẻ chưa cảm nhận được và cũng chưa nói được, nên có những biểu hiện là quấy khóc nhiều và ít chịu chơi, trông có vẻ mệt mỏi, thường thường trẻ chán ăn và khó ngủ.
- Khi trẻ bị bệnh viêm xoang mạn tính: sẽ có những triệu chứng như ho, sốt nhẹ, chảy mũi nước, đau đầu và nghẹt mũi kéo dài hơn 2 tuần chưa được khám bệnh hoặc chưa được điều trị. Bệnh thường xuyên được tái phát, khiến trẻ khó chịu
Cách chẩn đoán bệnh viêm xoang cho trẻ
Khi trẻ có những triệu chứng bệnh về tai, mũi, họng nhất định phải đưa trẻ đến những cơ sở y tế, tốt nhất là các bác sĩ chuyên khoa tai -mũi – họng để được chẩn đoán và khám lâm sàng, làm những xét nghiệm cần thiết.
- Bệnh viêm xoang ở trẻ chẩn đoán không khó, phần đáng kể trong việc chẩn đoán đúng bệnh. Ngoài những động tác soi đèn để khám tai, mũi, họng, ấn một số điểm trên mặt người bệnh để xác địn những chỗ đau, sưng tấy, trong nhiều trường hợp bác sĩ có thể nội soi bằng dụng cụ chuyên khoa đặc biệt để kiểm tra trong hốc mũi, các hốc rỗng của xoang.
- Có thể chẩn đoán bệnh viêm xoang bằng một số xét nghiệm như cấy mủ, chất nhầy của xoang để tìm vi khuẩn. Hoặc có thể sử dụng thủ thuật chụp cắt lớp vi tính để nắm rõ về tình trạng các xoang của trẻ, và những vị trí tổn thương cụ thể của xoang
Ưu điểm của phương pháp có độ chính xác cao hơn so với phương pháp chụp X- Quang thông thường. Tuy nhiên, không phải lúc nào trẻ bị viêm xoang cũng chụp cắt lớp vi tính. Những trường hợp chỉ định chụp X-quang thông thường để cung cấp thông tin cho thầy thuốc khi chẩn đoán bệnh.
Những biến chứng viêm xoang ở trẻ
Viêm xoang ở trẻ em khi để lâu không được điều trị có thể gây nên nhữn có loại biến chứng rất nguy hiểm có thể kể đến như đau nhức đầu và những khó chịu khác, cảm giác chất ngầy chảy phía sau họng. Ngoài ra có thể dẫn đến những biến chứng về mắt như: viêm mắt làm cho trẻ sụp mi, giảm cảm giác giác mạc gây đau mắt dữ dội. Nhiều trường hợp tạo thành huyết khối trong các xoang hang nặng hơn có thể dẫn đến mù mắt. Những biến chứng như viêm màng não, ápxe não, viêm xương nguy cơ xảy ra ít nhưng cần được quan tâm đúng mức.
Chăm sóc trẻ khi bị viêm xoang
Bệnh viêm xoang ở trẻ xảy ra khi vi khuẩn gây ra rất nhiều bệnh cơ hội sau khi hoặc trẻ đang mắc một bệnh khác. Do đó có thể chăm sóc trẻ khi bị viêm xoang như sau
- Khi trẻ bị viêm xoang các mẹ hãy dùng thuốc muối sinh lí để rửa sạch khu vực tai mũi họng cho trẻ. Giu ấm cho trẻ đặc biệt ở những khu vực này.
- Thực hiện vệ sinh cho trẻ hàng ngày. Đây là việc làm tuy đơn giản nhưng cực kỳ hữu ích để ngăn ngừa các bệnh về đường hô hấp và bệnh về tai, mũi, họng.
- Bổ sung những món ăn giàu vitamin A, vitamin C để tăng sức đề kháng cho trẻ, tạo sự khỏe mạnh trong hệ miễn dich để chống lại sự tấn công của virut, vi khuẩn gây bệnh..
- Khi trẻ có dấu hiệu mắc những bệnh về tai mũi họng cần đưa trẻ đi khám bệnh càng sớm càng tốt, để được điều trị dứt điểm, không để trẻ mắc bệnh kéo dài, tái đi tái lại nhiều lần như: viêm amiđan, viêm mũi, họng… Có thể cho trẻ dùng kháng sinh nhưng nhất thiết phải tuân thủ sự chỉ định của bác sĩ.
Trẻ em là đối tượng dể mắc những bệnh về đường hô hấp khi trẻ có bất cứ dấu hiệu nào các mẹ đừng nên tự chữ cho trẻ mà hãy đưa trẻ đến bệnh viện tai mũi họng trung ương để khám và điều trị.